CN: Lê Thị Thanh Hà- Khoa cấp cứu
Trong điều kiện thời thời tiết mùa hè hiện nay có những đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 41 – 420C. Tình trạng nắng nóng gay gắt trên cả nước đang khiến mọi người dân phải “vật vã” chống chọi. Có rất nhiều lời khuyên không nên làm việc nhiều dưới trời nắng nóng cũng như hạn chế ra đường vào lúc trưa nhưng không phải ai ai cũng có điều kiện làm việc trong môi trường thoáng mát, hạn chế ánh nắng, vì công việc, vì nhu cầu mưu sinh của cuộc sống nên một số người phải làm việc trong môi trường nắng gắt như thợ hồ, nhà nông…
..
1. Khi bị say nắng, say nóng người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:
- Say nắng:
+ Sốt cao >3908
+ Lúc đầu: thở sâu, mạch nhanh. Sau đó thở sâu, mạch yếu
+ Đồng tử giãn, lú lẫn, mê sảng.
+Da nóng và khô, đỏ mặt
- Say nóng:
+Da lanh, vã mồi hôi, tái mét
+Choáng váng, nhức đầu, buồn nôn
+ Mạch nhanh và yếu, hạ huyết áp
Trẻ em bị say nắng:
+Trẻ mệt mỏi, mắt lờ đờ, mặt đỏ gay
+Nhiệt dộ 40-410C
+ Nhịp thở nhanh nông, mạch yếu hoặc khó bắt
2. Cách xử trí say nắng, say nóng:
Giảm thân nhiệt cho người bệnh: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, tốt nhất là cho uống dung dịch oresol hoặc các loại nước trái cây như nước chanh, nước cam, nước chè tươi, cà phê, nước rau muống luộc… Dùng khăn hay quần áo chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.
Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.
3. Biện pháp phòng tránh say nắng, say nóng:
- Khi lao động, tập luyện hay đi lại ngoài trời nắng, phải đội mũ nón rộng vành, tránh không cho ánh nắng mặt trời chiếu vào người, nhất là phải tránh nắng chiếu vào gáy. Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây.
- Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 – 20 phút. Không làm việc lâu, quá sức trong môi trường nắng nóng. Các đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh mạn tính, người uống rượu bia không nên ra ngoài khi trời nắng gắt từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nên mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi bằng chất liệu vải cotton. Mặc áo chống nắng khi đi ngoài trời nắng.
- 02/03/2018 10:47 - Những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ai cũng nên…
- 02/03/2018 00:00 - Thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào không?
- 01/01/2018 16:24 - DASH - chế độ ăn uống giảm tỷ lệ tử vong do mọi n…
- 01/12/2017 15:46 - Bệnh viện ngày mai
- 16/10/2017 11:16 - Bệnh tâm thần phân liệt
- 10/08/2017 18:36 - Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8
- 14/07/2017 19:02 - Quy trình bảo dưỡng định kỳ máy thận nhân tạo Nipr…
- 24/06/2017 22:51 - Nói không với thuốc lá hưởng ứng ngày thế giới phò…
- 24/06/2017 21:34 - Hưởng ứng ngày Asean phòng chống sốt xuất huyết 15…
- 23/06/2017 03:17 - Điện năng lượng mặt trời-Giải pháp năng lượng cho …