Bs Nguyễn Thị Ngọc Ý - Khoa Phụ Sản
CDC khuyến cáo từ 11 tới 12 tuổi nên nhận hai liều thuốc chủng ngừa HPV chứ không phải là khuyến cáo trước đây ba liều để bảo vệ chống lại bệnh ung thư do HPV gây ra. Liều thứ hai nên tiêm 6-12 tháng sau liều đầu tiên. Để biết thêm thông tin về các khuyến cáo cập nhật, đọc các thông tin:
Loại vaccine này ngăn chặn các u nhú ở người (HPV) loại gây ung thư cổ tử cung (K CTC) cũng như một số bệnh ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo, và hầu họng (cả lưỡi và amiđan). Thuốc này cũng ngăn chặn các loại HPV gây ra mụn cóc sinh dục .
Tại sao chủng ngừa HPV là quan trọng?
HPV sinh dục là một loại virus phổ biến, truyền từ người này sang người khác, qua tiếp xúc da với da trong hoạt động tình dục. Hầu hết mọi người đang hoạt động tình dục có thể bị nhiễm HPV mà họ không biết. Nhiễm HPV phổ biến ở những người dậy thì trể và tuổi 20. Có khoảng 40 loại HPV có thể lây nhiễm bộ phận sinh dục ở nam giới và phụ nữ. Hầu hết các loại HPV gây ra không có triệu chứng gì. Nhưng một số loại có thể gây ra K CTC ở phụ nữ và một số ung thư khác - như ung thư hậu môn, dương vật, âm đạo và âm hộ và hầu họng. Các loại HPV khác có thể gây ra mụn cóc sinh dục. Mụn cóc sinh dục không đe dọa tính mạng nhưng có thể làm bệnh nhân khó chịu. Mỗi năm, có khoảng 12.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh K CTC và 4.000 phụ nữ chết vì căn bệnh này ở Hoa Kỳ. Khoảng 1% người trưởng thành hoạt động tình dục tại Hoa Kỳ có mụn cóc sinh dục có thể nhìn thấy ở bất kỳ thời điểm nào.
Những cô gái / phụ nữ nào nên được chủng ngừa HPV?
Tiêm phòng HPV được khuyến khích cho cô gái 11 và 12 tuổi. Nó cũng được khuyến khích cho trẻ em gái và phụ nữ tuổi 13 đến 26 tuổi mà chưa hoàn thành các loạt vaccine tiêm phòng; VaccineHPV cũng có thể tiêm cho bé gái 9 tuổi. CDC khuyến cáo từ 11 tới 12 tuổi nhận được hai liều thuốc chủng ngừa HPV để bảo vệ chống lại bệnh ung thư do HPV gây ra. Đối với phụ nữ trên tuổi 26 năm, theo khuyến cáo ,cách tốt nhất để ngăn ngừa K CTC là tầm soát K CTC thường xuyên. Để biết thêm thông tin về các khuyến nghị, vui lòng xem
Phụ nữ quan hệ tình dục có được hưởng lợi từ vaccine?
Lý tưởng nhất là nên chủng ngừa cho phụ nữ trước khi hoạt động tình dục và tiếp xúc với HPV. Những phụ nữ đã sinh hoạt tình dục cũng có thể được hưởng lợi từ tiêm chủng, tuy nhiên không hẵn vậy. Điều này là bởi vì họ có thể đã tiếp xúc với một hoặc nhiều loại HPV gây bệnh. Rất ít phụ nữ trẻ tuổi hoạt động tình dục bị nhiễm các loại HPV được phòng ngừa từ vaccine, vì vậy hầu hết các phụ nữ trẻ vẫn có thể được bảo vệ bằng cách chích ngừa.
Phụ nữ mang thai có thể chủng ngừa?
Vaccine này không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai. Nghiên cứu cho thấy rằng vaccine HPV không gây ra vấn đề cho trẻ sinh ra từ những người phụ nữ đã được tiêm vaccine trong khi mang thai, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm. Một phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa HPV cho đến khi đã sinh xong.
Chủng ngừa HPV khi mang thai không phải là một lý do để xem xét kết thúc thai kỳ. Nếu một người phụ nữ đã tiêm vaccine HPV khi mang thai, nên:
Chờ sinh xong tiêm liều vắc xin HPV còn lại.
Đăng ký quản lý thai nghén.
Trẻ gái và phụ nữ nên tầm soát K CTC trước khi chích ngừa không?
Trẻ gái và phụ nữ không cần làm test HPV hoặc xét nghiệm Pap trước khi chủng ngừa. Tuy nhiên ,điều quan trọng là phụ nữ tiếp tục được tầm soát K CTC, thậm chí sau khi tiêm đủ liều vaccineHPV. Điều này là do vaccine không bảo vệ chống lại tất cả các loại bệnh K CTC.
Hiệu quả của vaccine HPV?
Thuốc chủng ngừa HPV chống lại các loại HPV phổ biến nhất gây ra K CTC và một số bệnh ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, và hầu họng. Nó cũng bảo vệ chống lại các loại HPV gây ra mụn cóc sinh dục. Thuốc chủng ngừa HPV có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các loại HPV phổ biến, cũng như các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất gây ra bởi chúng.Vaccine này kém hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh liên quan đến HPV ở phụ nữ trẻ, những người đã được tiếp xúc với một hoặc nhiều loại HPV. Đó là bởi vì vaccine ngăn ngừa HPV trước khi tiếp xúc với nó. Thuốc chủng ngừa HPV không điều trị nhiễm trùng HPV hiện mắc hoặc bệnh phối hợp HPV.
Vaccine bảo vệ kéo dài được bao lâu?
Nghiên cứu cho thấy rằng vaccine bảo vệ rất lâu dài. Các nghiên cứu hiện nay đã theo dõi những cá nhân được tiêm phòng trong mười năm cho thấy không có bằng chứng bảo vệ yếu đi theo thời gian.
Có phải không cần bảo vệ khi đã tiêm vaccine không?
Thuốc chủng này không bảo vệ chống lại tất cả types HPV vì vậy họ sẽ không ngăn chặn tất cả các trường hợp K CTC. Một số bệnh K CTC sẽ không được ngăn ngừa bằng vaccine, ví thế tiếp tục tầm soát K CTC là quan trọng. Ngoài ra, thuốc chủng này không ngăn ngừa nhiễm trùng qua đường tình dục khác (STIs). Vì vậy, Hoạt động tình dục cần bảo vệ vẫn là quan trọng để giảm nguy cơ cho bệnh STI khác.
Thuốc chủng ngừa HPV có an toàn không?
Thuốc chủng ngừa HPV đã được cấp phép bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). CDC đã phê duyệt vaccine này là an toàn và hiệu quả. Các tác dụng phụ được báo cáo trong các nghiên cứu này là nhẹ, bao gồm đau nơi tiêm, sốt, chóng mặt và buồn nôn. Hơn 60 triệu liều vaccine HPV đã được phân phối tại Hoa Kỳ từ tháng ba năm 2014.
Ngất xỉu, cũng đã được ghi nhận sau khi tiêm vắc xin HPV. Ngất xỉu sau khi tiêm chủng thường phổ biến ở thanh thiếu niên hơn. Ngất xỉu có thể làm ngã và chấn thương, thanh thiếu niên và người lớn nên được ngồi hoặc nằm xuống trong thời gian tiêm phòng HPV khoảng 15 phút sau khi tiêm chủng.
Có thể chủng ngừa trẻ em trai và nam giới không?
Vaccine HPV được cấp phép sử dụng ở trẻ em trai và nam giới. Nó cho thấy là an toàn và hiệu quả cho nam giới 9 -26 tuổi. ACIP khuyến cáo tiêm chủng thường xuyên của chàng trai ở độ tuổi 11 hoặc 12 năm với hai liều. Thuốc ngừa có thể được bắt đầu bắt đầu lúc 9 tuổi. Tiêm chủng được khuyến khích cho nam giới tuổi từ 13 đến 21 tuổi mà chưa được tiêm phòng hoặc đã không nhận được các liều đã khuyến cáo. Vaccinenày có hiệu quả nhất khi được dùng ở độ tuổi trẻ; nam giới tuổi từ 22 đến 26 tuổi có thể được chủng ngừa. CDC khuyến cáo từ 11 tới 12 tuổi nhận được hai liều thuốc chủng ngừa HPV để bảo vệ chống lại bệnh ung thư do HPV gây ra. Để biết thêm thông tin về các khuyến nghị, vui lòng xem:
Những cô gái / phụ nữ đã được tiêm chủng cần tầm soát K CTC sau đó không?
Có, phụ nữ tiêm sẽ vẫn cần tầm soát K CTC thường xuyên bởi vì vaccine bảo vệ chống lại hầu hết HPV nhưng không phải tất cả các loại HPV gây ra K CTC. Ngoài ra, phụ nữ đã chủng ngừa sau khi hoạt động tình dục có thể không nhận được đầy đủ lợi ích của chủng ngừa nếu họ đã tiếp xúc với HPV trước đó.
Có cách nào khác để ngăn ngừa K CTC?
Tầm soát K CTC (Pap và test HPV) và theo dõi có thể ngăn chặn hầu hết các trường hợp K CTC. Xét nghiệm Pap có thể phát hiện những thay đổi tế bào ở cổ tử cung trước khi chúng trở thành ung thư. Xét nghiệm HPV có thể phát hiện những virus nguy cơ làm biến đổi tế bào. Tầm soát có thể phát hiện hầu hết, nhưng không phải tất cả, K CTC ở giai đoạn sớm có thể điều trị. Hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh K CTC tại Hoa Kỳ thường chưa bao giờ được tầm soát hoặc chưa tầm soát trong 5 năm qua.
Có cách nào khác để ngăn ngừa HPV?
Đối với những người hoạt động tình dục, bao cao su có thể làm giảm cơ hội của nhiễm HPV, nếu được sử dụng khi quan hệ tình dục từ đầu đến cuối. Bao cao su cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến HPV (mụn cóc sinh dục và K CTC). Nhưng HPV có thể lây nhiễm từ các khu vực không được bao phủ bởi bao cao su, vì vậy bao cao su có thể không hoàn toàn bảo vệ chống lại HPV. Mọi người cũng có thể làm giảm cơ hội của họ nhiễm HPV bằng cách quan hệ chung thủy một bạn tình; hạn chế số lượng bạn tình; và chọn bạn tình trước đó không có quan hệ tình dục. Nhưng ngay cả những người có chỉ một bạn tình, họ vẫn có thể bị nhiễm HPV. Và không thể xác định được người bạn tình trước đó có bị nhiễm hay không? Một lý do chắc chắn nhất để ngăn ngừa HPV là không quan hệ tình dục.
Dịch từ HPV Vaccine Information For Young Women - Page last updated: January 3, 2017
- 28/02/2017 13:21 - Liên quan giữa thể thao và chấn thương mắt
- 27/02/2017 14:19 - Bệnh thủy đậu và chăm sóc
- 27/02/2017 14:00 - Các bệnh mắt liên quan đến tình trạng béo phì
- 27/02/2017 10:41 - Tôn vinh Ngày Thầy Thuốc Việt Nam
- 24/02/2017 20:57 - Cách bảo quản một số máy móc, dụng cụ sử dụng tron…
- 17/02/2017 07:25 - Thư, bài viết của Bác Hồ gởi cho cán bộ ngành y tế
- 11/02/2017 19:30 - Giá trị của chất chỉ điểm sinh học CA-125
- 10/02/2017 06:39 - Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau mổ đứt gân b…
- 08/02/2017 12:32 - Các dạng thuốc không được nghiền hay bẻ nhỏ trong …
- 03/02/2017 17:34 - Kháng sinh dự phòng cho mổ lấy thai