CN Lê Văn Liêm - Khoa Vi sinh
Giardia lamblia thuộc lớp trùng roi gồm những đơn bào chuyển động bằng roi. Có 5 loại trùng roi ký sinh ở đường tiêu hóa: Giardia lamblia, Chilomastis mesnili, Trichomonas intestinalis, Enteromonas hominis, Retortamonas intestinalis.
Trong đó Giardia lamblia là tác nhân gây bệnh thực sự.
Tỷ lệ xét nghiệm thấy có ký sinh trùng trong phân dao động từ 1- 30% tuỳ cộng đồng và nhóm tuổi. Ở một số nước Âu, Mỹ (Anh, Mehico, Mỹ), bệnh gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi hoặc lứa tuổi 25 - 39 và thường tăng cao từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, tỷ lệ nhiễm Giardia lamblia ở trẻ em khoảng 15%, ở người lớn khoảng 1-10%.
I.Hình thể:
Giardia lamblia có 2 kiểu hình thể:
- Thể hoạt động: hình thìa, kích thước 10-20x6-10 µm . Có 2 nhân như hai mắt kính, có 4 đôi roi xuất phát từ 2 gốc roi và đi về phía sau.
- Thể bào nang: hình bầu dục vỏ dày có 2 lớp, kích thước 10- 14 x 6-10µm. Bên trong có từ 2 – 4 nhân, và có thể thấy những vết roi cuộn lại.
II. Chu kỳ
Giardia lamblia ký sinh trên bề mặt niêm mạc ruột non tá tràng, hoạt động nhanh nhờ 4 đôi roi.
Lấy thức ăn bằng hình thức thẩm thấu qua màng thân
Sinh sản bằng cách phân đôi theo chiều dọc.
Thể hoạt động di chuyển xuống đại tràng chuyển thành thể bào nang theo phân ra ngoài.
Chu kỳ của Giardia lamblia
III. Đường lây truyền
Có 3 con đường lây truyền:
- Từ người bệnh sang người lành: Ký sinh trùng Giardia sống trong ruột của người (người bệnh ), khi những người này không rửa tay sau khi đi vệ sinh, họ chạm vào bạn qua tiếp xúc thì bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm ký sinh trùng Giardia.
- Qua thức ăn: Nang kén của Giardia có thể tồn tại trong thức ăn. Khi được nấu chín, những kén này sẽ chết nhưng nếu thức ăn chưa được nấu chín thì sẽ là nguyên nhân gây nhiễm Giardia
- Qua nước uống : nước bẩn / nhiễm khuẩn sẽ mang nang trùng roi Giardia nếu bạn uống phải nguồn nước này.
IV. Vai trò gây bệnh
- Giardia lamblia bám vào niêm mạc ruột gây viêm tại nơi ký sinh.
- Gây rối loạn tiêu hóa và hấp thu thức ăn của niêm mạc ruột.
- Gây tiêu chảy kéo dài, đau bụng, có thể gây viêm túi mật.
- Bệnh do Giardia có biểu hiện nặng hơn ở người tiểu đường, suy giảm miễn dịch, bệnh nhân HIV/AIDS.
V. Triệu chứng:
Nhiễm Giardia lamblia không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng. Có rất nhiều trường hợp người bệnh mang ký sinh trùng Giardia mà không hề biết. tuy nhiên, dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi nhiễm Giardia:
- Tiêu chảy, phân lỏng, đầy nước
- Mệt mỏi
- Phân thường có bọt, nặng mùi và nhờn
- Đau quặn bụng, chướng hơi
- Buồn nôn, nôn
- Sút cân
V. Chẩn đoán:
- Xét nghiệm phân trực tiếp bằng NaCl 8,5 o/ oo để tìm thể hoạt động ( quan sát ở vật kính 40 x ).
- Xét nghiệm phân trực tiếp bằng dung dịch Lugol 1% để tìm thể bào nang.
- Có thể XN dịch hút tá tràng tìm thể hoạt động.
- Nhuộm trichrome, nhuộm iron hematocylin quan sát nhân rõ.
VI. Phòng bệnh
- Uống nước đã đun sôi
- Ăn thức ăn đã nấu chín kỹ
- Ở các trung tâm giữ trẻ cần xử lý tả lót và rửa tay nhiều lần
- Con người có thể giảm nguy cơ nhiễm mầm bệnh bằng cách rửa kỹ tay của mình, đặc biệt là nếu bạn làm việc trong những nơi vi trùng lây lan dễ dàng, chẳng hạn như các trung tâm chăm sóc ban ngày…
- Ao, suối, sông…là tất cả các nguồn nhiễm của Giardia. Không được uống nước nếu bạn đi bơi tại một trong những nơi này. Mang theo nước đóng chai để dùng khi bạn đi bộ đường dài hoặc cắm trại.
- Khi đi du lịch trong một khu vực nơi xảy ra nhiễm giardia, không uống nước máy. Ngay cả đánh răng bằng nước máy nên tránh. Hãy nhớ rằng nước máy và các đồ uống khác cũng có thể có mang mầm bệnh. Tránh ăn các sản phẩm địa phương chưa nấu chín.
- Hãy thận trọng về thực hành tình dục có liên quan đến sự lây lan của bệnh này, chẳng hạn như quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ mắc nhiễm giardia.
VII. Điều trị:
- Thuốc Metronidazol 250mg, 3 lần / ngày, trong năm ngày.
- Thuốc Albendazol 400 mg / ngày trong năm ngày.
Tài liệu tham khảo
- Phạm Thị Thảo Hương (2009), " Chẩn đoán xét nghiêm ký sinh trùng gây nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV/ AIDS ", tài liệu lưu hành nội bộ, chương 6.
- Dịch từ
- 16/07/2016 13:58 - Phương pháp di chuyển bằng tay đối với người bệnh …
- 16/07/2016 13:37 - Chẩn đoán và phân loại bệnh lupus
- 08/07/2016 19:14 - Dụng cụ hỗ trợ điều trị béo phì được Cục quản lý d…
- 08/07/2016 06:15 - Kỹ thuật bó bột bàn chân khoèo theo phương pháp Po…
- 07/07/2016 06:20 - Nâng cao vai trò kiểm soát nhiễm khuẩn trong các c…
- 30/06/2016 20:46 - Chấn thương sọ não
- 30/06/2016 20:19 - Nhược thị là gì?
- 15/06/2016 15:07 - Bạn biết gì về thai trứng?
- 07/06/2016 09:44 - Cập nhật tiếp cận chẩn đoán tế bào học dịch (phần …
- 07/06/2016 09:35 - Điều trị ung thư gan bằng sóng cao tần