KTV Trần Thị Lệ Trang - Khoa PHCN
Hệ xương chịu một số lực khi xương chịu tải ở các hướng khác nhau. Các lực được tạo ra khi mang trọng lượng, trọng lực, các lực của cơ, các lực bên ngoài. Bên trong, các lực tải có thể tác động lên xương qua khớp thông qua các chổ nối dây chằng hoặc gân cơ, và các lực tải này thường dưới mức gãy xương. Bên ngoài, xương chịu nhiều lực từ môi trường mà không có hạn chế về độ lớn hoặc hướng nào.
Có 5 loại lực tạo tải lên xương đó là sức ép, căng, xé, gập, và xoắn. Những lực này được mô tả ở hình sau:
Các lực tác động lên xương: A. Lực ép gây làm ngắn và bè rộng. B. Lực kéo căng gây làm hẹp và dài ra. C và D. Lực xé và xoắn vặn tạo biến dạng góc. E. Lực gập có thể gây tất cả các thay đổi kết hợp.
1. Lực nén ép
Lực đè ép cần cho sự phát triển của xương. Nếu lực ép quá lớn nhiều hơn giới hạn chịu đựng của cấu trúc, nó có thể gây tổn thương xương và gây gãy do nén ép. Ví dụ: đau do đè ép xương bánh chè-đùi, gãy đè ép ở cột sống thắt lưng…
2. Lực kéo căng
Khi cơ tạo lực căng đến xương qua gân, collagen trong mô xương tự sắp xếp theo hướng (dọc)với lực kéo căng của gân
Gãy xương thường xảy ra ở vị trí bám của cơ. Các lực căng cũng có thể gây bong dây chằng kèm mảnh xương, thường xảy ra ở trẻ em (bong điểm bám)
Lực căng thường là nguyên nhân gây tổn thương gân và dây chằng. Ví dụ tổn thương dây chằng ngoài cổ chân do chẹo chân.
3. Lực xé
Lực xé là nguyên nhân của một số bệnh lý đĩa đệm, như trượt đốt sống ra trước.
Ví dụ của gãy xương do lực xé: ở lồi cầy xương đùi và mâm chày. Cơ chế tổn thương của hai loại này thường là do căng quá mức của gối thông qua bàn chân bị cố định và lực tác động vào bên trong hoặc ngoài đùi hoặc cẳng chân. Ở người lớn, lực xé này có thể gây gãy xương và/hoặc tổn thương dây chằng. Ở trẻ em, lực xé có thể gãy xương sụn liên hợp.
Hình: Gãy sụn liên hợp đầu xa xương đùi thường gây bởi lực xé, thường do lực gây nghiêng ngoài tác động lên đùi hoặc cẳng chân khi bàn chân bị cố định và khớp gối duỗi.
4. Lực gập
Các lực tải gây gập có thể được tạo ra bởi nhiều lực tác dụng vào các vị trí khác nhau của xương. Thường những tình huống này được gọi là lực ép 3 điểm hay 4 điểm. Xương thường bị gãy ở điểm giữa các lực đối diện.
Hình: Lực tải gập 4 điểm lên xương đùi, gây nên gãy xương ở điểm yếu nhất
5. Lực xoắn vặn
Gãy xương do lực xoắn vặn có thể xảy ra ở xương cánh tay khi ném vật không đúng kỹ thuật gây xoắn vặn ở cánh tay và ở chi dưới khi bàn chân chạm đất và cơ thể thay đổi hướng. Hậu quả là gãy xoắn vặn Các lực xoắn vặn ở chân cũng là nguyên nhân của tổn thương sụn khớp gối và dây chằng, xảy ra khi bàn chân giữ chặt trong lúc xoay thân.
Hình: Lực xoắn vặn tác động lên xương cánh tay, tạo nên lực xé qua bề mặt xương.
6.Lực kết hợp
Lực căng, nén ép, xé, gập, và xoắn vặn là các kiểu lực tải đơn giản. Cơ thể thường chịu các lực kết hợp của các lực tải kể trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Xuân Nghiên, Vật Lý Trị Liệu – PHCN, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
- Nguyễn Đức Hồng “Dấu hiệu tầm vận động khớp”, Nhà xuất bản Y học và Kỷ thuật.
- Giáo trình Vật Lý Trị Liệu – PHCN, Bộ Y Tế.
- 23/11/2014 10:00 - Hãy thay đổi tư duy
- 21/11/2014 18:22 - Phục hồi chức năng giãn tĩnh mạch chi dưới
- 18/11/2014 14:28 - Tìm hiểu về chỉnh nha
- 17/11/2014 19:56 - Thơ vui ngành Y
- 17/11/2014 19:35 - 10 điều bạn phải quên để trở thành một “good doct…
- 05/11/2014 17:29 - Nấm Cryptococcus Neoformans
- 04/11/2014 13:52 - Một số sai lầm khi sơ cứu bệnh nhân bị rắn độc cắn
- 04/11/2014 12:27 - Chăm sóc và dự phòng loét ép
- 03/11/2014 17:30 - Liệu pháp oxy
- 03/11/2014 17:10 - Thực hành và điều trị nôn