DS Nguyễn Thị Thúy Hằng
* Các thuốc cần uống trước bữa ăn:
- Khí huyết trong cơ thể vận động theo một quy luật nhất định. Căn cứ vào đó, ta có thể chọn thời điểm uống thuốc thích hợp để có hiệu quả tốt. Chẳng hạn, đối với các thuốc cầm tiêu chảy, tẩy giun sán và than hoạt tính, cần uống trước bữa ăn để thuốc được đưa nhanh vào ruột và giữ được nồng độ cao.
- Các thuốc chống thừa axit dạ dày (như natri bicacbonat, gastropin, bismuth subcarbonat) cũng cần được uống trước bữa ăn. Ở thời điểm này, chúng phát huy tác dụng cao hơn trong việc trung hòa axit dạ dày, hình thành màng bảo vệ để tránh kích thích, làm kín miệng vết thương, vết loét ở niêm mạc dạ dày.
HÌnh minh họa
* Các thuốc cần uống sau bữa ăn:
- Thuốc có tính chất gây kích ứng đường tiêu hóa: Aspirin, các loại thuốc chống viêm, giảm đau; sắt sunfat... Sau khi bị thức ăn pha loãng ra, sự kích thích của nó với niêm mạc dạ dày sẽ giảm bớt.
- Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Pepsin, amylase... Khi được hòa trộn vào thức ăn, chúng sẽ phát huy hiệu quả điều trị lớn nhất.
*Thời gian uống tốt nhất đối với một số loại thuốc khác
- Thuốc kháng histamin: Uống vào buổi sáng. Thực nghiệm đã chứng minh rằng, cùng một lượng thuốc, nếu uống vào lúc 7 giờ sáng thì kết quả điều trị sẽ kéo dài trong 15-17 giờ. Còn nếu uống lúc 7 giờ tối thì hiệu quả điều trị chỉ duy trì được trong 6-8 giờ thôi.
- Nội tiết tố: Uống 1 lần vào buổi sáng, tốt nhất là vào lúc 6-8 giờ. Đối với những bệnh nhân cần uống nội tiết tố dài ngày, việc uống thuốc 1 lần lúc sáng sớm sẽ khiến tác dụng phụ (nếu có) nhẹ đi rất nhiều so với việc uống 2-3 lần trong ngày. Nguyên nhân là trong khoảng 6-8 giờ sáng, tuyến thượng thận tiết ra nhiều nội tiết tố nhất trong ngày (10 giờ tối là thời điểm thoái trào của nó).
- Thuốc giảm đau: Uống vào lúc giữa trưa là tốt nhất, vì 11-12 giờ trưa là thời điểm cơ thể nhạy với cảm giác đau nhất trong ngày.
- Thuốc chống hen: Tốt nhất là uống trước khi đi ngủ, vì từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng là khoảng thời gian người bệnh mẫn cảm nhất với những phản ứng của acetyl choline và histamin, dẫn tới co thắt phế quản. Việc uống thuốc chống hen trước khi đi ngủ sẽ giúp đề phòng và giảm nhẹ cơn hen xảy ra.
- 31/08/2014 17:04 - Ngộ độc cấp vì ăn hạt của cây bả đậu
- 30/08/2014 15:52 - Định lượng Triiodothyronine (T3), Free thyoxine (F…
- 13/08/2014 06:23 - Tăng sử dụng trái cây rau quả làm giảm tử vong tim…
- 10/08/2014 18:57 - Virut Ebola, tác nhân gây bệnh nguy hiểm
- 09/08/2014 12:57 - Tuyên bố của Tổ chức Y tế thế giới về tình trạng k…
- 24/07/2014 21:33 - Điều dưỡng trong chăm sóc bỏng
- 14/07/2014 19:27 - Ngày viêm gan thế giới 28/7
- 03/07/2014 12:29 - Ứng dụng xử lý dụng cụ y tế bằng hệ thống máy tự đ…
- 03/07/2014 12:12 - Vi khuẩn có thể phát triển giờ sinh học để sống só…
- 30/06/2014 17:38 - Phác đồ điều trị gãy phức hợp gò má