Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Bệnh thiếu máu thiếu sắt

  • PDF.

KTV Ngô Thị Hiệp - Khoa HHTM

Bệnh thiếu máu thiếu sắt thường gặp ở nhiều lứa tuổi như trẻ em, trẻ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai...với nhiều nguyên nhân khác nhau. Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để hổ trợ sản xuất hồng cầu. Thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu trên toàn thế giới. Ban đầu thiếu máu thiếu sắt có thể nhẹ và không được chú ý đến. Nhưng khi cơ thể trở nên thiếu sắt nhiều hơn và thiếu máu nặng hơn,sức khỏe của bạn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.

I. Vai trò của sắt trong cơ thể

Sắt là một khoáng chất thiết yếu và có vai trò hết sức quan trọng  đối với các cơ quan trong cơ thể.

Sắt có vai trò quan trọng trong tổng hợp huyết sắc tố (hemoglobin) là chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Hem là một trong hai thành phần chính của hemoglobin (hem và globin) được cấu tạo từ protoporphyrin và ion sắt hóa trị II.

Sắt còn là thành phần cấu tạo nên myoglobin: Một sắc tố vận chuyển oxy có trong tế bào đến các sợi cơ, giúp cơ hoạt động mạnh khỏe.

Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi.

Sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ em trong giai đoạn dậy thì.

Sắt  có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra hồng cầu nên giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Theo tổ chức y tế thế giới lượng sắt cần hấp thu để đáp ứng nhu cầu cơ thể như sau:

thisat1

II. Chu trình chuyển hóa sắt hàng ngày của cơ thể

thisat2

III. Các dấu hiệu nhận biết

1. Dấu hiệu lâm sàng

Thiếu máu thường xảy ra từ từ và có nhiều triệu chứng. Một người có thể không có đầy đủ tất cả các triệu chứng và có thể không nhận thấy nếu thiếu máu là nhẹ.Các dấu hiệu thiếu máu thường gặp là da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt, nhức đầu, móng dễ gãy, khó thở…

Ngoài ra còn có các dấu hiệu đặc hiệu tùy theo nguyên nhân gây thiếu máu như phân có màu đen thường găp trong thiếu máu do chảy máu ở đường tiêu hóa, kinh nguyệt kéo dài…

2. Dấu hiệu cận lâm sàng

- Định lượng huyết sắc tố: Giảm

  • Thiếu máu nhẹ: huyết sắc tố từ 100 đến dưới 120g/l, ( thông thường coi dưới 120 g/l là thiếu máu): không cần truyền máu
  • Thiếu máu vừa: huyết sắc tố từ 80 đến dưới 100g/l: cân nhắc nhu cầu truyền máu.
  • Thiếu máu nặng: huyết sắc tố từ 60 đến dưới 80g/l: cần truyền máu.
  • Thiếu máu rất nặng: huyết sắc tố dưới 60g/l: cần truyền máu cấp cứu.

-Đo hematocrit: giảm

-Đếm số lượng hồng cầu: giảm

-Chỉ số hồng cầu:

  • MCHC < 300g/l
  • MCH < 27pg
  • Hồng cầu nhỏ nhược sắt: MCV< 80fl
  • Sự phân bố hình thái hồng cầu (RDW): RDW>17%
  • Trên tiêu bản nhuộm giêmsa tế bào máu thấy hồng cầu nhược sắc, đó là hồng cầu nhỏ, kích thước không đều. Khoảng sáng của hồng cầu rất rộng và rõ.

-Chỉ số sắt :

  • Sắt huyết thanh < 10 µmol/lít.
  • Hệ số   bảo hòa siderophilin < 16%.
  • Ferritin huyết thanh giảm <12ng/ml.
  • Porphyrin tự do hồng cầu > 400mg/l.  

3. Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân

- Nội soi giúp phát hiện thiếu chảy máu ở đường tiêu hóa. Nội soi trực tràng để loại trừ nguyên nhân chảy máu đường tiêu hóa dưới.

- Siêu âm:  Phụ nữ cũng có thể được siêu âm vùng chậu để tìm nguyên nhân gây ra chảy máu kinh nguyệt quá mức, chẳng hạn như u xơ tử cung.

Các chỉ số sinh học của hồng cầu người bình thường:

thisat3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bài giảng Huyết học - Truyền máu (2006), NXB Y học Hà Nội.
  2. Trần Văn Bé (1999), Lâm sàng Huyết học, NXB Y Học TP HCM.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 12 Tháng 10 2015 17:10

You are here Tin tức Trường hợp lâm sàng Bệnh thiếu máu thiếu sắt