Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Ngày Rửa tay toàn cầu 05/05/2020: “Bảo vệ sự sống, hãy vệ sinh tay”

  • PDF.

Bs Lê Thị Mỹ Thương - 

Sơ lược lịch sử

Trong suốt thế kỉ thứ XIX, ở châu Âu và Mỹ, 25% bà mẹ sinh con tại bệnh viện đã tử vong do sốt hậu sản. Sau đó nguyên nhân của những tử vong đó được tìm thấy do vi khuẩn streptococcus pyogenes. Năm 1843, bác sĩ Oliver Wendell Holmes Mỹ yêu cẩu một bác sĩ ở khoa sản ( nơi ông làm việc) nghỉ việc trong thời gian 1 tháng sau 2 trường hợp bà mẹ tử vong mà ông cho rằng liên quan đến vệ sinh tay của bác sĩ đó. Ý kiến của ông bị các bác sĩ cùng thời phản đối. Vào những năm 1840, Bác sĩ Ignaz Semmeiweis công tác tại bệnh viện đa khoa Viên (Áo) khám phá ra sự khác biệt về tỉ lệ tử vong giữa các bà mẹ sau khi sinh con giữa 2 khoa sản của bệnh viện. Năm 1946, Semmeiweis nghiên cứu và thấy rằng, tại 2 khoa sản của bệnh viện, cùng thực hành một kĩ thuật rửa tay. Khoa thứ nhất là khoa thực hành của sinh viên Y khoa, nơi mà chỉ có Bác sĩ là sinh viên Y khoa làm việc, có tỷ lệ sốt hậu sản là 13,1%. Tỷ lệ này cao gấp 5 lần so với qu khoa thứ 2 là khoa hướng dẫn thực hành cho nữ hộ sinh, có tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh là 2,03%. Ông quan sát và thấy rằng, các bác sĩ và sinh viên y khoa thường không rửa tay sau thăm khám bệnh nhân này và chuyển sang thăm khám bệnh nhân kia hoặc thậm chí sau khi mổ tử thi bệnh nhân. Ông cho rằng, nguyên nhân của sốt hậu sản là do bản tay chứa tác nhân gây bệnh do không rửa tay của bác sĩ và sinh viên y khoa.

rautayy1

Vào những năm 1975 và 1985, CDC đã công bố hướng dẫn về thực hành rửa tay trong bệnh viện, chủ yếu là ủng hộ việc rửa tay bằng xà phòng không kháng khuẩn. Rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn được khuyến cáo trước và sau khi làm các thủ thuật xâm lấn hoặc trong quá trình chăm sóc các bệnh nhân có nguy cơ cao. Năm 2002, CDC đã công bố hướng dẫn sửa đổi về vệ sinh tay, một thay đổi lớn trong các hướng dẫn này là khuyến nghị sử dụng chất chà tay có chứa cồn để khử nhiễm tay sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân và sử dụng xà phòng với nước để làm sạch bàn tay bị nhiễm bẩn.

Năm 2002, Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đã đưa ra những khuyến cáo về rửa tay để giảm nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế,

Năm 2007, dựa vào các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên Thế gới, Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra những khuyến cáo:

Rửa tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và cũng hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn, do đó cần tăng cường sự tuân thủ rửa tay.

Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

Năm 2008, Liên hợp quốc đã chọn ngày 15 tháng 10 hàng năm là ngày “Thế giới rửa tay với xà phòng”.

Đến năm 2009, Tổ chức y tế Thế giới – WHO đã lấy ngày 5 tháng 5 hàng năm là ngày rửa tay toàn cầu -World Hand Hygiene Day - phát động chiến dịch “BẢO VỆ SỰ SỐNG: HÃY VỆ SINH TAY” nhằm kêu gọi các cơ sở y tế tham gia hưởng ứng chiến dịch. Sáng kiến thường niên của Tổ chức y tế Thế giới là một phần của nỗ lực toàn cầu do WHO khởi xướng để giúp nhân viên y tế tăng cường thực hiện vệ sinh tay trong chăm sóc người bệnh và qua đó hỗ trợ phòng ngừa các nhiễm khuẩn bệnh viện thường là nguy hiểm, nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của việc vệ sinh tay mang lại đối với sức khỏe cộng đồng nói chung. Sáng kiến này là một phần của Chương trình Thách Thức Toàn cầu đầu tiên về An toàn người bệnh và “Chăm sóc sạch là Chăm sóc an toàn” là nhằm vào các nỗ lực nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa tay sạch. Chương trình đã thúc đẩy được hành động ở nhiều cấp, trong đó có sự kiện 127 Bộ trưởng Y tế của các nước tham gia cam kết giảm tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và ủng hộ chương trình của WHO vào tháng 4 năm 2012. Trọng tâm côt lõi của Chiến dịch “ BẢO VỆ SỰ SỐNG: Hãy vệ sinh tay” là đảm bảo tất cả nhân viên y tế phải rửa tay đúng lúc và đúng cách. Việt Nam là nước thứ 79 đã đăng ký tham gia tham gia và đứng hàng thứ 4 trong số 24 nước đăng ký hưởng ứng “ Vệ sinh tay toàn cầu” thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương kể từ khi phát động đến nay. Hiện nay đã có hơn 500 bệnh viện trong cả nước đã tham gia ký cam kết và nỗ lực triển khai các hoạt động tăng cường vệ sinh tay tại bệnh viện.

Lý thuyết liên quan

Trên da tay thường có cả hai loại vi khuẩn: vi khuẩn thường trú và vi khuẩn vãng lai. Các vi khuẩn thường trú có độc tính thấp, ít khi gây nhiễm trùng qua các tiếp xúc thông thường, song chúng có thể gây độc tính qua các thủ thuật xâm lấn vào người bệnh. Các vi khuẩn vãng lai là những tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện phổ biến, thường tồn tại trên da không quá 28 tiếng. Chúng không có khả nâng nhân lên trên da và dễ bị loại bỏ bằng rửa tay với nước và xà phòng.

Trong quá trình chăm sóc và điều trị, đôi bàn tay của nhân viên y tế rất dễ bị ô nhiễm với các tác nhân gây bệnh. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào loại thao tác và thời gian thực hiện thao tác trên người bệnh. Ví dụ: sau các thao tác như xoay trở người bệnh, bắt mạch, đo huyết áp, lấy nhiệt độ cơ thể, động chạm vào vai, háng người bệnh, trên đôi tay sẽ có 100 đến 1000 khuẩn lạc Klebsiella SPP. Sau các hoạt động như tiêm, truyền tĩnh mạch, chăm sóc đường thở, sau khi tiếp xúc với các chất bài tiết của người bệnh, trên dôi tay sẽ có 300 đơn vị khuẩn lạc (UFs).

Tầm quan trọng vệ sinh tay

Theo WHO, trung bình mỗi năm, hàng triệu bệnh nhân trên thế giới chịu ảnh hưởng bởi nhiễm khuẩn trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Trong môi trường bệnh viện, trên mỗi cm² bàn tay có thể chứa tới 4,6 triệu vi khuẩn. Hơn 50% các ca nhiễm khuẩn này có thể dự phòng nếu người chăm sóc rửa tay đúng.

Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh, là nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Trong các biện pháp KSNK, vệ sinh tay luôn được xem là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện đồng thời là biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trong thực hành chăm sóc và điều trị cho người bệnh vì đôi bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng và không còn là vấn đề tranh cãi.

rautayy2

Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona(Covid-19) gây ra, đang diễn biến phức tạp, là vấn đề lo ngại của toàn cầu , với 210 quốc gia và vùng lãnh thổ có người mắc bệnh. Vệ sinh tay là một mắt xích quan trọng trong các biện pháp để phòng chống dịch bệnh Covid. Việc rửa tay có thể sử dụng cồn, xà phòng và nước, góp phần làm hạn chế sự lây lan của chủng virus này.

Rửa tay có thể thực hiện trong các điều kiện:

Xà phòng và nước rất có hiệu quả trong loại trừ các vết bẩn và các vi khuẩn vang lai. Song dôi bàn tay có thể trở thành phương tiện làm lây truyền nhiễm khuẩn do bị nhiễm khuẩn từ xà phòng không có chất sát khuẩn – Các chất kháng khuẩn có hiệu quả trong việc loại bỏ các vết bẩn và hiệu quả hơn là nước và xà phòng trong việc loại bỏ các vi khuẩn thường trú.

Việc chà xát tay bằng cồn (alcohol-based handrub) không có tác dụng trong việc loại bỏ các vết bẩn, nhưng lại có hiệu quả tiêu diệt các vi khuẩn vãng lai hơn các phương pháp rửa tay thông thường.

Bồn rửa tay có vòi nước chảy, có cần gạt bằng tay hoặc bằng chân. Nước rửa tay sạch, có khăn sạch hoặc máy sấy để làm khô tay sau mỗi lần rửa.

Tuy nhiên, để vệ sinh tay có hiệu quả, cần thực hiện đúng cách và đúng quy trình bao gồm 6 bước, mỗi bước chà 5 lần, rửa tay tối thiểu 30 giây:

rautayy3

Tài liệu tham khảo

  1. Purva Mathur, “ Hand hygiene: Back to the basics of infection control”, Indian J med Res. 134(5), tr.611-620.doi:10.4103/0971-5916.90985
  2. WHO Guidelines on Hand Hygiene in Health Care. First Global Patient Safety Challenge. Clean Care is Safer Care. [accessed on August 24, 2010]. Available from: 
  3.  Guide to implementation of the WHO multimodal hand hygiene improvement strategy.Available from: 

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 05 Tháng 5 2020 09:45

You are here Tin tức Tin tức y học Ngày Rửa tay toàn cầu 05/05/2020: “Bảo vệ sự sống, hãy vệ sinh tay”