Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Phòng sinh thân thiện và người đồng hành

  • PDF.

 Bs Đinh Thị Thu Trang- Khoa Phụ Sản

Mọi phụ nữ đều mong muốn làm thiên chức của một người mẹ, thế nhưng trải qua một cuộc chuyển dạ là một điều không dễ dàng, người ta ví hành trình vượt cạn như một cuộc chiến sinh tử. Dân gian có câu: “Đàn ông vượt biển có đôi, đàn bà vượt cạn mồ côi một mình” để nói lên trách nhiệm sinh con lớn lao và vất vả của người phụ nữ trong quá trình chuyển dạ.

Vượt cạn có thể nói là quá trình đau đớn, mệt mỏi về mặt thể xác nhất trong cuộc đời của người phụ nữ. Một cuộc chuyển dạ trung bình khoảng 8 - 10h, tuy nhiên đối với con so cuộc chuyển dạ đôi khi kéo dài trên 20h. Họ không còn sức để nói, không có sức để biểu đạt ngôn ngữ hay cảm xúc do đó những cử chỉ, những chăm sóc đặc biệt đến từ nhân viên y tế, người thân trong gia đình sẽ là liều thuốc trấn an tinh thần hiệu quả nhất với người phụ nữ trong giai đoạn chuyển dạ.

donghanh

Người đồng hành trong chuyển dạ (nguồn Internet)

Trong những năm trở lại đây, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của các chuyên gia sức khỏe sinh sản đến từ Tổ chức Y tế thế giới, các bệnh viện đã triển khai những quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, trẻ non tháng đã đem lại lợi ích rất nhiều cho bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng như trẻ non tháng. Mô hình phòng sinh thân thiện cũng được triển khai ở các nước phát triển trong vòng hai mươi năm qua và đã giúp ích rất nhiều cho các sản phụ cảm thấy tự tin, thoải mái, giảm stress trong quá trình vượt cạn, rặn sinh hiệu quả, giảm trầm cảm sau sinh.

Những vấn đề cần và đủ để hình thành mô hình phòng sinh thân thiện nhằm hỗ trợ sản phụ đối phó với cơn đau của chuyển dạ bao gồm:

  • Người đồng hành khi chuyển dạ.
  • Cách thở và thư giãn.
  • Đứng dậy và di chuyển, thay đổi tư thế
  • Nghỉ ngơi
  • Giảm đau ở phòng sinh
  • Ăn và uống trong chuyển dạ

Trong bài viết này, chỉ đề cập đến vấn đề người đồng hành khi sinh.

1. Định nghĩa

Người đồng hành khi sinh có thể là bất kỳ người nào mà sản phụ lựa chọn để hỗ trợ mình trong suốt quá trình chuyển dạ. Có thể là người phụ nữ trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp nữ, hoặc cũng có thể là nhân viên y tế, người đỡ đẻ, những người đã được huấn luyện kiến thức hỗ trợ chuyển dạ.

WHO khuyến cáo cần một người đồng hành cho tất cả các sản phụ trong suốt quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên quan trọng hơn là tôn trọng mong muốn của sản phụ kể cả khi bản thân họ không cần người đồng hành.

2. Những việc người đồng hành nên làm và không nên làm

a. Nên làm

  • Luôn bên cạnh sản phụ. Sử dụng toàn bộ sức mạnh cơ thể để đỡ lưng sản  phụ khi cô ấy phải chịu đau đớn mỗi lần tử cung co thắt.
  • Khuyến khích, động viên sản phụ. Trong trường hợp sản phụ không dùng thuốc giảm đau trong chuyển dạ, hãy hỗ trợ và tiếp thêm sức mạnh cho cô ấy bằng các lời động viên như: “Em đang làm rất tốt”, “Em thật tuyệt vời’, “ cố lên, sắp được rồi. Chỉ còn một chút nữa thôi!”.
  • Giúp sản phụ thở thật sâu và đều đặn trong suốt quá trình chờ sinh. Người đồng hành và sản phụ có thể cùng luyện tập những kỹ thuật cần thiết trước ngày sinh bằng cách tham gia các lớp tập huấn kỹ năng trước khi sinh.
  • Xoa lưng, lau trán, hỗ trợ đi vệ sinh và các hỗ trợ khác. Xoa bóp lưng, vai, cẳng chân, bàn chân hay bất cứ chỗ nào mà sản phụ cảm thấy đau đớn.
  • Khuyến khích sản phụ ăn uống, di chuyển, thay đổi tư thế theo ý muốn, có thể nằm, ngồi theo tư thế thoải mái nhất.
  • Gọi nhân viên y tế khi: Sản phụ đau nhiều hơn; ra máu, nước âm đạo; mất ý thức, có cơn co giật; muốn rặn; hoặc bất kỳ bất thường nào khác .
  • Người đồng hành phải luôn giữ thái độ điềm tĩnh trong quá trình hỗ trợ sản phụ vượt cạn. Vì thế, người đồng hành cần phải được trang bị một số kiến thức nhất định, một số hiểu biết cơ bản về quá trình chuyển dạ của sản phụ mới có thể cùng hỗ trợ với nhân viên y tế và sản phụ, cuộc chuyển dạ mới thành công.

b. Không nên làm

  • Không khuyến khích sản phụ rặn khi chưa có sự hướng dẫn NVYT.
  • Không đưa ra bất cứ lời khuyên nào ngoài lời khuyên của nhân viên y tế
  • Không giữ sản phụ trên giường nếu cô ấy muốn di chuyển

3. Lợi ích của việc có người đồng hành khi sinh

Nhiều nghiên cứu và bằng chứng y học cho thấy rõ việc có người đồng hành khi sinh mang lại nhiều lợi ích rõ:

  • Giảm tỷ lệ mổ lấy thai đồng thời tăng tỷ lệ sinh đường âm đạo
  • Giảm thời gian chuyển dạ
  • Giảm tỷ lệ dùng giảm đau trong chuyển dạ và rặn đẻ
  • Giảm tỷ lệ dùng oxytocin hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ
  • Giảm tỷ lệ phụ nữ trầm cảm sau sinh
  • Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh: giảm tỷ lệ trẻ có điểm Apgar thấp, tăng tỷ lệ cho con bú sớm và kéo dài thời gian bú sữa mẹ sau sinh.

Như vậy, việc có một người đồng hành khi sinh mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho cuộc chuyển dạ, điều này được WHO đưa ra nhiều khuyến cáo và được áp dụng tích cực ở nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng, việc thực thi người đồng hành khi sinh còn đang gặp phải nhiều trở ngại ở một số cơ sở y tế bởi trình độ hiểu biết của người dân, điều kiện cơ sở vật chất cùng nhiều yếu tố liên quan khác.

Tại Khoa Phụ Sản bệnh viện Đa Khoa Quảng Nam, mô hình phòng sinh thân thiện cũng như người đồng hành khi sinh đang được triển khai ở những bước đầu bằng đưa người đồng hành hỗ trợ trong giai đoạn tiềm tàng của quá trình chuyển dạ. Trong quý I năm 2019, chúng tôi sẽ tiếp tục mở những lớp học tiền sản với các chủ đề liên quan những việc cần hỗ trợ của người đồng hành, cách tập hít thở đối phó với cơn đau trong quá trình chuyển dạ và cách rặn sinh hiệu quả. Chúng tôi sẽ trang bị những phương tiện và trang thiết bị cần thiết cho một phòng sinh thân thiện, đảm bảo sự có mặt của người đồng hành vừa đảm bảo sự riêng tư cho sản phụ.… và dự tính sẽ triển khai vào quý II/2019.

Tài liệu tham khảo

  1. WHO, Pregnancy, Childbirth, Postpartum and Newborn Care: A guide for essential practice, Third Edition, 2015
  2. WHO recommendations: Intrapartum care for a positive childbirth experience, 2018
  3. -Tài liệu tập huấn Người đỡ đẻ có kỹ năng và phòng sinh thân thiện 7-9/1/2019 do tổ chức A& T tài trợ tổ chức tại BV Phụ Sản Nhi Đà Nẵng.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 18 Tháng 2 2019 11:54

You are here Tin tức Tin tức y học Phòng sinh thân thiện và người đồng hành