Bs Đặng Ngọc Thành -
Ngày 4 tháng 4 năm 2021, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam đã cứu sống một bệnh nhân bị nhồi máu não trong tình trạng nguy kịch, đe dọa tử vong.
Bệnh nhân: Võ Văn C. 65 tuổi.
Địa chỉ: xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Vào viện lúc 11 giờ 48 phút ngày 04/4/2021.
Lý do vào viện: Hôn mê sâu.
Bệnh sử: Theo lời người nhà khai, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, cách lúc nhập viện khoảng 1 giờ, sau khi ăn xong đi vào nhà vệ sinh thì bệnh nhân loạng choạng rồi ngã xuống, méo miệng, nôn, mê sâu. Người nhà gọi xe ô tô chở vào khoa Cấp cứu, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Ghi nhận tại khoa Cấp cứu: Huyết áp 130/80mmHg; Glasgow (E1V2M4) = 7 điểm (thang điểm Glasgow để đánh giá tri giác của bệnh nhân, 15 điểm là bình thường, 7 điểm là hôn mê sâu); bệnh nhân tăng tiết, khó thở, liệt hoàn toàn ½ người bên phải. Kíp trực cấp cứu xác định bệnh nhân nặng, rất có thể bị nhồi máu não giờ thứ 2 (đang trong khoảng “giờ vàng” để cấp cứu). Nên song song với các biện pháp cấp cứu, chúng tôi khởi động quy trình “báo động đỏ” nội viện.
Bệnh nhân được đi chụp Cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não ngay, cả bác sĩ cấp cứu và bác sĩ tiêu sợi huyết đều có mặt tại phòng chụp CLVT, khi thấy không có hình ảnh xuất huyết não trên phim chụp, chúng tôi đã giải thích nhanh cho thân nhân đồng ý và tiến hành tiêu sợi huyết ngay với thuốc Alteplase 50mg.
Bệnh nhân trước khi dùng thuốc bị liệt vận động và hôn mê sâu
Sau khoảng 10 phút dùng thuốc thì bệnh nhân gọi mở mắt, cử động được tay chân bên phải, sau 30 phút thì bệnh nhân mở mắt tự nhiên, gọi hỏi trả lời đúng và tay chân bên phải dơ lên bình thường như bên trái. Tất cả bác sĩ, điều dưỡng và người nhà chứng kiến đều rất mừng, vì khi vào viện bệnh nhân mê sâu tưởng chừng như không qua khỏi thì đã hồi phục rất ngoạn mục. Quá trình theo dõi tại khoa Cấp cứu không có biến chứng gì, sau đó bệnh nhân được chuyển vào khoa Nội tim mạch tiếp tục điều trị và dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Bệnh nhân sau khi dùng thuốc Alteplase khoảng 10 phút
Bệnh nhân sau khi dùng thuốc Alteplase khoảng 30 phút
Đây là một trong những bệnh nhân bị nhồi máu não nặng được cứu sống mà không để lại di chứng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam. Có được kết quả như trên là nhờ:
- Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện kịp thời (dưới 3 giờ từ khi khởi phát bệnh).
- Bệnh nhân được đưa thẳng tới cơ sở có khả năng chẩn đoán và thực hiện tiêu sợi huyết mà không qua các cơ sở trung gian khác nên không mất “thời gian vàng”.
- Kíp trực cấp cứu đã khai thác kĩ bệnh sử, thời gian khởi phát bệnh để khởi động quy trình “báo động đỏ” kịp thời.
- Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng đã được huấn luyện về chẩn đoán và xử trí đột quỵ, thái độ làm việc khẩn trương, chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao.
Qua đây, chúng tôi khuyến cáo rằng, tất cả bệnh nhân, bất kỳ lứa tuổi nào khi có biểu hiện đột quỵ (tê, liệt tay chân, méo miệng, nói không rõ, sụt giảm tri giác…) thì nhanh chóng đưa đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam (số 01, Nguyễn Du, Tam Kỳ) bất cứ thời gian nào chúng tôi đều ưu tiên tiếp nhận và điều trị để cứu bệnh nhân, vì “thời gian là não”.
- 02/06/2021 19:35 - Bệnh nhân vỡ túi phình mạch máu não được c…
- 13/05/2021 20:03 - Quảng Nam: Cắt bỏ thành công khối u "làm khổ" ngườ…
- 23/04/2021 10:49 - Tổ chức tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh COVID-…
- 14/04/2021 11:17 - Báo cáo tổng kết Bệnh viện thực hành nuôi con bằng…
- 13/04/2021 18:43 - Điều trị thành công trường hợp ung thư vú đang man…
- 05/04/2021 09:46 - Hội thảo: Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoá…
- 01/04/2021 19:59 - Triển khai thành công kỹ thuật khoan cắt mảng xơ v…
- 31/03/2021 05:42 - game nổ hủ cứu sống bệnh nhân nhồ…
- 28/03/2021 06:40 - game nổ hủ triển khai thành công kỹ thuật lấy …
- 17/03/2021 17:43 - Hưởng ứng tuần lễ Glaucoma thế giới 2021