Bs Trần Lê Pháp -
1. GIỚI THIỆU
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) có tần suất mắc bệnh khá dao động ở các nhóm bệnh nhân có mức độ suy giảm miễn dịch khác nhau. Tình trạng suy giảm miễn dịch có thể liên quan đến:
1) Thừơng tổn hàng rào cơ học hoặc rối loạn chức năng loại bỏ cơ học;
2) Rối loạn hệ vi sinh bình thường và hình thành các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh do sử dụng kháng sinh kéo dài;
3) Rối loạn chức năng và số lượng tế bào có thẩm quyền miễn dịch (ví dụ: Thực bào, tế bào lympho…).
Các bệnh nhân suy giảm miễn dịch dễ bị NKĐTN hơn, và các dấu hiệu nhiễm khuẩn có thể khác biệt so với quần thể chung. Nhiễm khuẩn có thể mắc phải từ cộng đồng hoặc trong bệnh viện. Một nghiên cứu tiến cứu với cỡ mẫu lấy liên tiếp trên 200 bệnh nhân nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) với tỷ lệ nam: nữ là 1:1,6, đến khám tại phòng khám ngoại trú của một bệnh viện ở Nigeria cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chung là 26%, trong đó 15,8% ở nam và 32,3% ở nữ. Do có tình trạng suy giảm miễn dịch nên tần suất mắc bệnh NKĐTN trên bệnh nhân nhiễm HIV cao hơn so với người không nhiễm HIV, bệnh cũng thường gặp trên bệnh nhân nhiễm HIV tiến triển hơn là bệnh nhân mới nhiễm HIV.
- 17/03/2024 07:06 - Đại cương về ung thư thanh quản (t.t)
- 09/03/2024 21:24 - Phân loại mô bệnh học u vú
- 08/03/2024 16:32 - U di căn não
- 06/03/2024 15:32 - Đại cương về ung thư thanh quản
- 05/03/2024 06:09 - Điều trị cấp cứu gãy khung chậu
- 28/02/2024 15:24 - Bỏng hô hấp
- 22/02/2024 20:33 - Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính
- 24/01/2024 20:04 - Vạt cục bộ tốt nhất tái tạo chi dưới
- 15/01/2024 21:42 - Trật khoá khớp vai ra trước bỏ sót
- 02/01/2024 19:49 - Tổng quan kháng sinh