CNĐD : Trần Thị Hội, khoa Y Học Nhiệt Đới
Tại khoa Y Học Nhiệt Đới game nổ hủ hằng ngày tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân sốt cao, có rất nhiều nguyên nhân gây nên sốt, và sốt cũng là triệu chứng rất quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên, cách chăm sóc hợp lý thì vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ.
Để biết một người có sốt hay không, cặp nhiệt kế là cách nhanh nhất, hiệu quả và chính xác nhất. Không nên dùng tay sờ trán vì nhiệt độ đôi tay mang tính chủ quan. Cặp nhiệt ở nách cần cộng thêm khoảng 0,5 độ C vì đây là nhiệt độ ngoại vi, nếu đo nhiệt độ ở hậu môn thì không cần cộng thêm nhưng vì nhiệt ở hậu môn hơi bất tiện nên ít được sử dụng.
Chúng ta có thể phân loại sốt thành 3 độ sau để tiện cho việc chăm sóc:
1. Sốt nhẹ: 37,5-38 độ C:
- Cần nới rộng quần áo, mặc đồ thoáng mát, nằm nghỉ nơi thoáng mát.
- Ở ngưỡng này chúng ta không cần dùng thuốc hạ sốt, các biện pháp vật lý như lau mát tích cực có tác dụng hạ nhiệt rất tốt.
- Hướng dẫn lau mát: Nhúng khăn sạch vào chậu nước ấm sờ tay vào cảm giác ấm ấm là được, (tránh nóng quá gây bỏng da) rồi vắt khô và lau toàn thân cho người sốt, lau liên tục ở nách và bẹn sẽ giúp hạ nhiệt tốt hơn, không đắp khăn lên trán và ngực vì không có tác dụng hạ sốt, ngược lại đắp khăn lâu ở ngực còn dễ gây viêm phổi. Thời gian mỗi lần lau khoảng 15-30 phút.
- Ngoài ra cần uống nhiều nước để bổ sung lượng nước mất do sốt, uống theo nhu cầu cơ thể. Một số loại nước bù điện giải tốt như oresol, nước khoáng lạt… hoăc nước cam nước chanh giúp dễ uống hơn.
2. Sốt vừa: 38- < 39 độ C:
- Sốt trên 38,5 độ C thì cần uống thuốc hạ sốt, thuốc thông dụng nhất hiện nay là paracetamol với nhiều liều lượng khác nhau. Có một số lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt loại paracetamol như sau:
+ Dùng thuốc cách nhau 4-6 tiếng, không uống quá dày vì thuốc gây hại cho gan.
+ Đối vớ trẻ em ( dưới 16 tuổi): cần tính liều lượng chính xác theo cân nặng cho trẻ: 10-15mg/kg cân nặng, tối đa không quá 60mg/kg cân nặng. Và cũng uống cách nhau 4-6 tiếng.
- Ngoài uống thuốc thì lau mát tích cực kết hợp uống nhiều nước như nêu trên có hiệu quả hạ sốt rất tốt.
3. Sốt cao: Từ 39 độ C trở lên:
- Ở ngưỡng này, cần theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân, ngoài việc lau mát, dùng thuốc hạ sốt và bù đủ nước cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây sốt để điều trị kịp thời.
- Khi sốt cao, cơ thể sẽ có thêm các biểu hiện rét run, ớn lạnh và có xu hướng muốn đắp chăn mền, không nên ủ mền và mặc quần áo dày, cần phải nới rộng rãi và thoáng mát để cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng hơn.
- Ngoài ra, sốt cao sẽ làm đau đầu, cơ thể mệt mỏi vật vã, đây là những dấu hiệu hay gặp khi sốt cao.
- Khi tăng 1 độ, chuyển hóa cơ thể cũng tăng khoảng 10% do vậy, ngoài vấn đề hạ sốt, điều trị nguyên nhân, dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng, ăn uống bổ sung thịt cá, các chất giàu năng lượng để cung cấp năng lượng cho cơ thể trong giai đoạn sốt, dù đắng miệng và khó ăn, vẫn nên chế biến thức ăn hợp khẩu vị người bệnh.
Sốt là triệu chứng hay gặp, hy vọng một số cách chăm sóc cơ bản trên đây có thể giúp ích phần nào cho mọi người trong chăm sóc tại nhà.
- 01/10/2017 17:45 - Cắt tử cung khi mổ lấy thai
- 30/09/2017 10:30 - Hội chứng cai rượu
- 30/09/2017 10:15 - Cố định ngoài
- 30/09/2017 10:09 - Cung cấp oxy ở bệnh nhân COPD?
- 30/09/2017 10:02 - Hen phế quản ở phụ nữ mang thai
- 29/09/2017 20:41 - Liệu pháp oxy: Dễ mà khó
- 29/09/2017 20:22 - Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng
- 29/09/2017 20:05 - Virus cúm(Influenza virus)
- 29/09/2017 19:57 - U hỗn hợp tuyến nước bọt và hội chứng Sjogren
- 28/09/2017 11:05 - Tiếp cận và xử trí hội chứng động mạch vành cấp