Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng

  • PDF.

KTV Ninh Trọng Cảnh-Khoa PHCN

I. Đại cương: 
Phẫu thuật thay khớp háng ngày nay đã được chứng minh là một giải pháp điều trị rất hiệu quả, an toàn cho những người có những chấn thương, bệnh lý về khớp háng. Tuy vậy, sau phẫu thuật, người bệnh cần nắm được những thông tin cần thiết, đặc biệt phải thực hiện các bài tập phục hồi chức năng nhằm tăng cường sức khỏe cho cơ vùng đùi và quanh khớp háng, tăng độ linh hoạt cho khớp sau phẫu thuật thì hiệu quả mang lại mới cao, giúp người bệnh nắm bắt được kiến thức khi ra viện nhằm tránh một số động tác dễ gây trật khớp, góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sử dụng khớp háng nhân tạo.

phcn

1, Sơ lược về khớp háng:
Khớp háng là khớp nối liền giữa xương đùi và xương chậu, là khớp lồi cầu-ổ cối, trong đó chỏm xương đùi có hình cầu (tròn) di động xoay tròn trong ổ cối (hõm cối). Không giống như khớp kiểu bản lề của khớp gối, chỉ cử động hai hướng là gấp và duỗi, khớp háng chuyển động nhiều hướng: gấp duỗi, dạng khép, xoay trong xoay ngoài. Biên độ vận động lớn nhưng khớp háng không dễ trật vì có hệ thống dây chằng bao khớp, đặc biệt là hệ thống cơ quanh khớp rất chắc, khỏe. Hệ thống cơ này giúp khớp háng thực hiện được nhiều động tác như: đi, chạy, ngồi, bước lên, xuống cầu thang…
2, Sơ lược về khớp háng nhân tạo:

Khớp háng nhân tạo có hai phần:
• Một ổ cối (Cup) được gắn chặt vào xương chậu

• Một chỏm hình cầu nối với cán dài hình mỏ, gắn chặt vào ống tủy đầu trên xương đùi.
 Khớp háng nhân tạo có biên độ vận động khá tốt, mặc dù có hạn chế hơn một chút so với khớp bình thường. Khi gắn vào cơ thể, khớp háng nhân tạo được cố định vững chắc vào xương chậu và ống tủy xương đùi. Hệ cơ và dây chằng, bao khớp xung quanh giữ cho khớp không bị trật mỗi khi vận động, cơ càng khỏe thì nguy cơ trật khớp sau mổ càng thấp. Đây là lý do tại sao tập luyện sau mổ có vai trò quan trọng.

II/ NGUYÊN NHÂN

1. Thoái hóa khớp háng: chia làm 2 dạng là thoái hóa nguyên phát và thoái hóa thứ phát. Thoái hóa nguyên phát thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn, thường xảy ra do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Ngược lại thoái hóa thứ phát là do những nguyên nhân sau: cấu tạo bất thường của khớp háng và chi dưới, di chứng từ các chấn thương để lại hoặc do biến chứng của goute, tiểu đường...gây ra.

2. Hoại tử vô khuẩn

3. Lao khớp háng đã ổn định

4. Bán trật hoặc khớp háng bẩm sinh

5. Khớp giả cổ xương đùi

6. Thất bại sau tạo hình khớp háng

7. U vùng cổ hoặc chồm xương đùi, ổ cối

8. Các rối loại khớp háng do di truyền... 

III. TRIỆU CHỨNG

Bệnh thoái hóa hay những bệnh liên quan đến khớp háng đều có những triệu chứng chung như là: cơn đau vùng bẹn, lan xuống đùi đau tăng lên khi cử động hoặc đi đứng lâu, đôi khi người bệnh còn có hiện tượng mỏi, tê cứng khi đi bộ hay co duỗi các khớp gối, háng. Bệnh nặng hơn có thể xuất hiện ở cử động xoay hoặc gập người, dang khớp háng, chuyển đổi tư thế từ ngồi sang đứng. Có thể đau nhiều hơn khi thời tiết thay đổi.

IV. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH TẬP PHCN
Trong quá trình tập luyện, người bệnh có thể bước đi bình thường với khớp háng mới, tuy nhiên mới đầu sẽ đau và có cảm giác cứng khớp. Bệnh nhân nên dùng nạng hỗ trợ khi đi lại và tỳ chân mức độ hợp lý, cùng với qui trình tập luyện được bác sĩ phục hồi chức năng đưa ra, người bệnh sẽ thích nghi dần và đau sẽ giảm dần, đến lúc sẽ hết đau.
Mục đích tập phục hồi chức năng là làm khỏe cơ và tăng dần biên độ vận động của khớp háng. Quá trình tập luyện của người bệnh phải được bác sĩ phẫu thuật phối hợp bác sĩ phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng viên kiểm tra và hướng dẫn.
Ngay sau mổ, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau và bắt đầu chương trình tập luyện ngay. Khi tình trạng đau đã hết, cường độ tập sẽ được tăng dần.
Trong quá trình tập luyện, người bệnh cần ghi nhớ một số điểm quan trọng. Để khớp mới được khỏe hơn, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
Khởi đầu khi tập từ từ và tăng dần. Đặt ra cho mình những mục tiêu cần đạt được, ví dụ như:
‒ Đi bộ được 100 mét
‒ Bước lên và xuống cầu thang
‒ Đi dạo quanh một con phố nhỏ
Trong quá trình luyện tập có thể xuất hiện những bất thường thì phải hỏi bác sĩ ngay.
Một số bài tập có thể giúp  làm khỏe cơ và giúp khớp mới linh hoạt hơn.
Tập cơ mông: bệnh nhân nằm ngửa, gồng cơ mông (ép hai mông lại gần nhau) trong vòng 5-10 giây, lặp lại 15-20 lần.
Tập gấp gối và háng: nằm ngửa, co chân mổ lên (gối gấp 40-60 độ) và giữ 10-15 giây rồi duỗi ra, lặp lại 15-20 lần.
Tập khép và dạng háng: nằm ngửa hai chân duỗi thẳng, từ từ dạng chân ra rồi khép chân vào, đổi bên, lặp đi lặp lại 15-20 lần.
Duỗi háng: nằm ngửa, hai chân co. Từ từ nâng mông lên khỏi mặt giường, giữ trong vòng 5 giây, lặp đi lặp lại trong vòng 15-20 lần.
Tập cơ tứ đầu: nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Duỗi chân hết mức từng bên (gồng cơ tứ đầu) và giữ trong 5 giây, thả lỏng 5 giây rồi lặp lại. Tập trong vòng 10 phút.
Nằm ngửa, kê một gối dưới khoeo, để gối gấp chừng 30-40 độ, rồi duỗi thẳng gối từng bên, giữ 5 giây. Lặp lại 15-20 lần.
Tập khớp cổ chân: nằm ngửa, kê một gối nhỏ dưới bắp chân để gót nâng khỏi mặt giường, duỗi tối đa bàn chân giữ trong 5 giây, rồi gấp tối đa bàn chân, giữ 5 giây. Lặp lại 15-20 lần.
Chườm nóng và lạnh.
Chườm lạnh giúp giảm sưng nề, giảm đau. Chườm lạnh mỗi lần trong vòng 15-20 phút.
Chườm nóng giúp giãn cơ, làm tăng độ linh hoạt của khớp. thời gian chườm nóng là 15-20 phút.

ỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRẬT KHỚP
Trước mổ do tình trạng đau, chân ít vận động trong nhiều tháng nhiều năm gây nên tình trạng teo cơ vùng mông, đùi, làm cho cơ yếu hơn bình thường. Nguy cơ trật khớp háng nhân tạo sẽ cao nhất trong 6-8 tuần đầu sau mổ.

Lưu ý đề phòng trật khớp:

‒ Bệnh nhân không bắt chéo chân mổ sang bên chân lành

‒ Không ngồi thấp, háng gấp quá 90 độ
‒ Không xoay chân mổ vào trong, hay xoay người đột ngột sang bên chân có khớp nhân tạo.
Để đề phòng trật khớp háng sau mổ, nên đặt một gối nhỏ giữa hai chân khi nằm tránh khép háng. Gối này đặt thường xuyên ngay sau mổ và trong suốt thời gian nằm viện.

Trong hai tuần đầu sau mổ, không được ngồi trên giường hoặc trên ghế và vươn người về phía trước. Thời gian về sau, khi cơ vùng quanh khớp háng khỏe lên, những động tác này có thể được cải thiện.

Người bệnh phải ghi nhớ những gì được phép làm và không được phép làm, đặc biệt là trong những tháng đầu sau mổ.

 Tài liệu tham khảo:

- Sách tham khảo dành cho cán bộ nghành phcn

- BSCKI Nguyễn Kiến Thông- bvđk Tâm Trí Đà Nẵng 

 

 

I. Đại cương: 
Phẫu thuật thay khớp háng ngày nay đã được chứng minh là một giải pháp điều trị rất hiệu quả, an toàn cho những người có những chấn thương, bệnh lý về khớp háng. Tuy vậy, sau phẫu thuật, người bệnh cần nắm được những thông tin cần thiết, đặc biệt phải thực hiện các bài tập phục hồi chức năng nhằm tăng cường sức khỏe cho cơ vùng đùi và quanh khớp háng, tăng độ linh hoạt cho khớp sau phẫu thuật thì hiệu quả mang lại mới cao, giúp người bệnh nắm bắt được kiến thức khi ra viện nhằm tránh một số động tác dễ gây trật khớp, góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sử dụng khớp háng nhân tạo.
1, Sơ lược về khớp háng:
Khớp háng là khớp nối liền giữa xương đùi và xương chậu, là khớp lồi cầu-ổ cối, trong đó chỏm xương đùi có hình cầu (tròn) di động xoay tròn trong ổ cối (hõm cối). Không giống như khớp kiểu bản lề của khớp gối, chỉ cử động hai hướng là gấp và duỗi, khớp háng chuyển động nhiều hướng: gấp duỗi, dạng khép, xoay trong xoay ngoài. Biên độ vận động lớn nhưng khớp háng không dễ trật vì có hệ thống dây chằng bao khớp, đặc biệt là hệ thống cơ quanh khớp rất chắc, khỏe. Hệ thống cơ này giúp khớp háng thực hiện được nhiều động tác như: đi, chạy, ngồi, bước lên, xuống cầu thang…
2, Sơ lược về khớp háng nhân tạo:

Khớp háng nhân tạo có hai phần:
• Một ổ cối (Cup) được gắn chặt vào xương chậu

• Một chỏm hình cầu nối với cán dài hình mỏ, gắn chặt vào ống tủy đầu trên xương đùi.
 Khớp háng nhân tạo có biên độ vận động khá tốt, mặc dù có hạn chế hơn một chút so với khớp bình thường. Khi gắn vào cơ thể, khớp háng nhân tạo được cố định vững chắc vào xương chậu và ống tủy xương đùi. Hệ cơ và dây chằng, bao khớp xung quanh giữ cho khớp không bị trật mỗi khi vận động, cơ càng khỏe thì nguy cơ trật khớp sau mổ càng thấp. Đây là lý do tại sao tập luyện sau mổ có vai trò quan trọng.

II/ NGUYÊN NHÂN

1. Thoái hóa khớp háng: chia làm 2 dạng là thoái hóa nguyên phát và thoái hóa thứ phát. Thoái hóa nguyên phát thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn, thường xảy ra do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Ngược lại thoái hóa thứ phát là do những nguyên nhân sau: cấu tạo bất thường của khớp háng và chi dưới, di chứng từ các chấn thương để lại hoặc do biến chứng của goute, tiểu đường...gây ra.

2. Hoại tử vô khuẩn

3. Lao khớp háng đã ổn định

4. Bán trật hoặc khớp háng bẩm sinh

5. Khớp giả cổ xương đùi

6. Thất bại sau tạo hình khớp háng

7. U vùng cổ hoặc chồm xương đùi, ổ cối

8. Các rối loại khớp háng do di truyền... 

III. TRIỆU CHỨNG

Bệnh thoái hóa hay những bệnh liên quan đến khớp háng đều có những triệu chứng chung như là: cơn đau vùng bẹn, lan xuống đùi đau tăng lên khi cử động hoặc đi đứng lâu, đôi khi người bệnh còn có hiện tượng mỏi, tê cứng khi đi bộ hay co duỗi các khớp gối, háng. Bệnh nặng hơn có thể xuất hiện ở cử động xoay hoặc gập người, dang khớp háng, chuyển đổi tư thế từ ngồi sang đứng. Có thể đau nhiều hơn khi thời tiết thay đổi.

IV. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH TẬP PHCN
Trong quá trình tập luyện, người bệnh có thể bước đi bình thường với khớp háng mới, tuy nhiên mới đầu sẽ đau và có cảm giác cứng khớp. Bệnh nhân nên dùng nạng hỗ trợ khi đi lại và tỳ chân mức độ hợp lý, cùng với qui trình tập luyện được bác sĩ phục hồi chức năng đưa ra, người bệnh sẽ thích nghi dần và đau sẽ giảm dần, đến lúc sẽ hết đau.
Mục đích tập phục hồi chức năng là làm khỏe cơ và tăng dần biên độ vận động của khớp háng. Quá trình tập luyện của người bệnh phải được bác sĩ phẫu thuật phối hợp bác sĩ phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng viên kiểm tra và hướng dẫn.
Ngay sau mổ, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau và bắt đầu chương trình tập luyện ngay. Khi tình trạng đau đã hết, cường độ tập sẽ được tăng dần.
Trong quá trình tập luyện, người bệnh cần ghi nhớ một số điểm quan trọng. Để khớp mới được khỏe hơn, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
Khởi đầu khi tập từ từ và tăng dần. Đặt ra cho mình những mục tiêu cần đạt được, ví dụ như:
‒ Đi bộ được 100 mét
‒ Bước lên và xuống cầu thang
‒ Đi dạo quanh một con phố nhỏ
Trong quá trình luyện tập có thể xuất hiện những bất thường thì phải hỏi bác sĩ ngay.
Một số bài tập có thể giúp  làm khỏe cơ và giúp khớp mới linh hoạt hơn.
Tập cơ mông: bệnh nhân nằm ngửa, gồng cơ mông (ép hai mông lại gần nhau) trong vòng 5-10 giây, lặp lại 15-20 lần.
Tập gấp gối và háng: nằm ngửa, co chân mổ lên (gối gấp 40-60 độ) và giữ 10-15 giây rồi duỗi ra, lặp lại 15-20 lần.
Tập khép và dạng háng: nằm ngửa hai chân duỗi thẳng, từ từ dạng chân ra rồi khép chân vào, đổi bên, lặp đi lặp lại 15-20 lần.
Duỗi háng: nằm ngửa, hai chân co. Từ từ nâng mông lên khỏi mặt giường, giữ trong vòng 5 giây, lặp đi lặp lại trong vòng 15-20 lần.
Tập cơ tứ đầu: nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Duỗi chân hết mức từng bên (gồng cơ tứ đầu) và giữ trong 5 giây, thả lỏng 5 giây rồi lặp lại. Tập trong vòng 10 phút.
Nằm ngửa, kê một gối dưới khoeo, để gối gấp chừng 30-40 độ, rồi duỗi thẳng gối từng bên, giữ 5 giây. Lặp lại 15-20 lần.
Tập khớp cổ chân: nằm ngửa, kê một gối nhỏ dưới bắp chân để gót nâng khỏi mặt giường, duỗi tối đa bàn chân giữ trong 5 giây, rồi gấp tối đa bàn chân, giữ 5 giây. Lặp lại 15-20 lần.
Chườm nóng và lạnh.
Chườm lạnh giúp giảm sưng nề, giảm đau. Chườm lạnh mỗi lần trong vòng 15-20 phút.
Chườm nóng giúp giãn cơ, làm tăng độ linh hoạt của khớp. thời gian chườm nóng là 15-20 phút.

ỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRẬT KHỚP
Trước mổ do tình trạng đau, chân ít vận động trong nhiều tháng nhiều năm gây nên tình trạng teo cơ vùng mông, đùi, làm cho cơ yếu hơn bình thường. Nguy cơ trật khớp háng nhân tạo sẽ cao nhất trong 6-8 tuần đầu sau mổ.

Lưu ý đề phòng trật khớp:
‒ Bệnh nhân không bắt chéo chân mổ sang bên chân lành

‒ Không ngồi thấp, háng gấp quá 90 độ
‒ Không xoay chân mổ vào trong, hay xoay người đột ngột sang bên chân có khớp nhân tạo.
Để đề phòng trật khớp háng sau mổ, nên đặt một gối nhỏ giữa hai chân khi nằm tránh khép háng. Gối này đặt thường xuyên ngay sau mổ và trong suốt thời gian nằm viện.

Trong hai tuần đầu sau mổ, không được ngồi trên giường hoặc trên ghế và vươn người về phía trước. Thời gian về sau, khi cơ vùng quanh khớp háng khỏe lên, những động tác này có thể được cải thiện.

Người bệnh phải ghi nhớ những gì được phép làm và không được phép làm, đặc biệt là trong những tháng đầu sau mổ.

 

Tài liệu tham khảo:

- sách tham khảo dành cho cán bộ nghành phcn

- BSCKI Nguyễn Kiến Thông- bvđk Tâm Trí Đà Nẵng 

 

You are here Đào tạo Tập san Y học Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng