Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Chiến lược giảm thiểu tỉ lệ mổ lấy thai

  • PDF.

Ths Phan Hồng Ngọc - Khoa Sản

Năm 1985, Tổ chức Y tế Thế giới, đăng trên báo Lancet bài “Kỹ thuật sinh đẻ thích hợp” (Appropriate technology for birth) cho rằng, ở những nước có tỉ lệ tử vong chu sinh thấp nhất trên thế giới thì tỉ lệ mổ lấy thai (MLT) dưới 10%, và không có sự biện minh chính đáng nào cho những nơi có tỉ lệ này cao hơn 10-15%. Tỉ lệ MLT từ 20% trở lên được cho là cao. Tuy vậy, tỉ lệ MLT ngày càng tăng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có những yêu cầu của thai phụ như: sợ bị tổn thương sàn chậu, sợ bé sơ sinh bị tổn thương khi sinh ngả âm đạo; thai phụ không tự tin là có thể rặn sinh được... Những yêu cầu không chính đáng này vẫn được một số bệnh viện đáp ứng cho MLT dù không có chỉ định sản khoa.

mltt

Năm 2010, cũng trên Lancet, đã đăng bài báo cáo về Phương pháp sinh và kết cục thai kỳ ở 9 nước Châu Á do Tổ chức Y tế Thế giới chủ trì từ 2007-2008 (Method of delivery and pregnancy outcomes in Asia: the WHO global survey on maternal and perinatal health 2007-08) . Mục tiêu của nghiên cứu là ước tính tỉ lệ của các phương pháp sinh con và khảo sát mối liên quan giữa phương pháp sinh và những hệ quả trên mẹ và con. 9 nước được chọn vào nghiên cứu là: Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Nhật, Philippines, Srilanka, Thái Lan và Việt Nam. Tại mỗi nước, thủ đô và 2 tỉnh được chọn ngẫu nhiên để tìm hiểu tình hình sinh đẻ ở các nơi này. Phân tích số liệu trên 109.101 ca sinh (trong tổng số 112.152 ca, độ bao phủ 97%) từ 122 cơ sở cho thấy tỉ lệ MLT là 27,3% và sinh ngả âm đạo có can thiệp là 3,2%. Bệnh suất và tử suất mẹ được quy định khi có một trong những tình trạng sau: thai phụ bị tử vong, phải nhập săn sóc đặc biệt, có truyền máu, bị mổ cắt tử cung, bị mổ thắt động mạch hạ vị. So với sinh thường ngả âm đạo, nguy cơ của bệnh suất và tử suất của mẹ khi:

  •  Sinh ngả âm đạo có can thiệp thủ thuật: 2,1 (95%: 1,7-2,6)
  •  MLT trước chuyển dạ, không có chỉ định: 2,7 (95%: 1,4-5,5)
  •  MLT trước chuyển dạ, có chỉ định: 10,6 (95%: 9,3-12)
  •  MLT trong chuyển dạ, không có chỉ định: 14,2 (95%: 9,8-20,7)
  •  MLT trong chuyển dạ, có chỉ định: 14,5 (95%: 13,2-16)

Kết luận của nghiên cứu này là để cải thiện kết cục thai kỳ, MLT luôn luôn nên có chỉ định sản khoa. 

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới áp dụng hệ thống phân loại 10 nhóm dựa trên tiền sử sản khoa, chuyển dạ, phân nhóm thai kì và tuổi thai (Robson’s Classification of  Caesarean Sections) nhằm giảm thiểu tỉ lệ mổ lấy thai.

mlt12 

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: nhóm 1,2 và 5 chiếm 2/3 tỉ lệ MLT và giá trị dao động cao. Nhóm 6,7,8,9,10 là các nhóm nhỏ, tỉ lệ MLT cao nhưng tỉ lệ phân bố thấp, các giá trị dao động thấp. Từ đó cho thấy: nếu muốn giảm thiểu tỉ lệ mổ lấy thai thì nên có các chiến lược can thiệp vào nhóm 1, cần đánh giá khách quan cuộc chuyển dạ để không “quá tay” trong chỉ định MLT.

Tóm lại: mổ lấy thai là một phẫu thuật quan trọng và có nhiều ảnh hưởng đến tương lai sinh sản của người phụ nữ, do đó cần tôn trọng chỉ định mổ lấy thai. Nhóm 1 là chìa khóa để đạt đến tỉ lệ mổ lấy thai hợp lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Brennan DJ, Robson MS, Murphy M, O'Herlihy C.(2009), Comparative analysis of international caesarean delivery rates using 10-group classification identifies significant variation in spontaneous labor, Am J Obstet Gynecol ,201(308):e301-e308.
  2. Lumbiganon P, Laopaiboon M. (2010), Method of delivery and pregnancy outcomes in Asia: The WHO global survey on maternal and perinatal health 2007-08, Lancet, 376(9756):1002
  3. Robson M.(2001), Classification of caesarean sections,  Fetal Matern Med Rev, 12:23-39 .10.1017/S0965539501000122.
  4. R, ,  (2013), Methods of achieving and maintaining an appropriate caesarean section rate, Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol, 27(2):297-308
  5. WHO (1985), Appropriate technology for birth,  Lancet, 2(8452):436-7.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 11 2015 06:59

You are here Đào tạo Tập san Y học Chiến lược giảm thiểu tỉ lệ mổ lấy thai