Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

Điều trị bằng siêu âm

KTV Ninh Thị Trọng Cảnh - PHCN

I. ĐẠI CƯƠNG:

Sóng siêu âm là dao động có áp lực theo chiều dọc. Sóng siêu âm không lan truyền từ một điểm ra xung quanh như âm nghe thấy mà nó lan truyền dưới hình thức một bó sóng. Chính vì thế mà tác dụng trực tiếp của nó chỉ thấy được trong phạm vi của bó sóng dày đặc ở phía dưới của đầu biến năng. Điều này nói lên tính chất quan trọng của việc điều trị tại chỗ đối với các quá trình bệnh lý.

Sự phân bố năng lượng của sóng siêu âm rất phức tạp, nhưng cường độ lớn nhất vẫn tập trung ở tâm điểm của biến năng.

Siêu âm là sóng âm thanh có tần số trên 20.000 Hz. Trong điều trị thường dùng siêu âm tần số 1 và 3 MHz với tác dụng chính sóng cơ học, tăng nhiệt và sinh học.

Các kỹ thuật chính: trực tiếp, qua nước, siêu âm dẫn thuốc.

dieu tri sieuam

II. SIÊU ÂM CÓ TÁC DỤNG SINH LÝ VÀ TRỊ LIỆU:

- Tác dụng nhiệt

- Tác dụng cơ học

- Giảm đau

- Tác dụng hóa học

III. CHỈ ĐỊNH

- Giảm đau cục bộ

- Giãn cơ.

- Viêm mãn tính.

- Xơ cứng, sẹo nông ở da

- Dẫn một số thuốc vào tổ chức cục bộ( siêu âm dãn thuốc).

IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

- Sóng siêu âm không dùng để điều trị các mô đặc biệt như: mắt, tai, buồng trứng, dịch hoàn, thai nhi, các bướu tân để tránh di căn.

- Không điều trị trên tinh hoàn, tử cung đang có thai, đang hành kinh.

- Trực tiếp vùng khớp ở trẻ em.

- Không điều trị trên các đầu xương của trẻ em, nhất là phần sụn.

- Viêm tắc mạch.

- Không điều trị vùng phổi người bị lao đang tiến triển hoặc viêm hạch do lao.

- Viêm da cấp.

- Không điều trị vùng phổi người bệnh bị giãn phế quản.

- Trực tiếp vùng chảy máu, đe dọa chảy máu.

V.CÁC TAI BIẾN VÀ CÁCH ĐỀ PHÒNG:

- Bỏng: bỏng nhiệt xảy ra do sử dụng siêu âm với cường độ quá lớn, do không di chuyển đầu biến năng hoặc do đầu biến năng tiếp xúc không đồng đều với mô....

- Gây sinh hốc: với liều siêu âm cường độ cao có thể gây nên hiện tượng sinh hốc.

- Qúa liều: sự quá liều làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh lý. Cẩn thận khi gia tăng liều lượng và chú ý đến các hiệu quả đã đạt được.

- Hỏng máy: do không khí truyền siêu âm rất ít nên nếu đầu trị tiếp xúc với không khí khi máy hoạt động thì sự phản xạ trở lại có thể làm hỏng đầu biến năng

VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:

- Phương pháp truyền qua dầu hoặc gel

- Phương pháp truyền trong nước

- Phương pháp điều trị trên mặt nước

- Túi nước.

VII. KỸ THUẬT TRỊ LIỆU:

1. Chuẩn bị máy:

- Cần chuẩn bị máy để biết chắc chắn là nó hoạt động tốt bằng cách nhỏ một vài giọt nước lên đầu biến năng và mở máy sóng siêu âm làm nước rung động giống như sôi.

2. Chuẩn bị bệnh nhân:

- Bộc lộ phần cơ thể được điều trị và thử cảm giác nóng lạnh trước khi điều trị lần đầu. Tùy chỉ định mafthoa dầu hay nhúng trong nước. Bệnh nhân trong tư thế thoải mái và được cho biết là sẽ có một cảm giác ấm dễ chịu. Dặn BN cần báo kịp thời nếu có cảm giác khó chịu. NB cần hiểu rõ mục đíchcuộc trị liệu và liều nhiệt quá cao có thể gây bỏng.

VIII. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

dieu tri sieuam2

- Đặt các thông số kỹ thuật và cách điều trị theo chỉ định.

- Chọn gel thuốc theo chỉ định và tiến hành điều trị.

- Đầu trị liệu đặt trong nước hay tiếp xúc trực tiếp với da.

- Gia tăng cường độ đến mức yêu cầu. Di chuyển hình vòng đầu biến năng một cách chậm rãi và giữ cho bó sóng luôn luôn thẳng góc với mặt da. Tránh các mốc xương. Chú ý đến các vùng cơ thể phản xạ trở lại vào cơ thể khi tiếp xúc với môi trường không khí.

- Điều trị xong vặn các nút trở lại vị trí zero và lấy đầu trị liệu ra.

- Kiểm tra vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ.

IX. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Điện giật: Tắt máy và xử trí theo quy định.

- Dị ứng tại chỗ: Xử trí theo phác đồ.

Tài liệu tham khảo:

1. Sách chuyên khảo dùng cho cán bộ ngành Phục hồi chức năng


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 3 2019 07:53