Khoa ICU
Uống trà xanh và cà phê có thể giúp bảo vệ chống lại đột quỵ, theo một nghiên cứu ở Nhật Bản thực hiện trên dân số lớn. Nghiên cứu cho thấy những người uống trà xanh hoặc cà phê thường xuyên có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn khoảng 20% so với những người hiếm khi uống loại đồ uống này.
"Đây là nghiên cứu có quy mô lớn đầu tiên để kiểm tra ảnh hưởng kết hợp của hai loại trà xanh và cà phê trên nguy cơ đột quỵ", Yoshihiro Kokubo, MD, PhD, Vụ trưởng Vụ Tim mạch dự phòng, Trung tâm não và tim mạch quốc gia ở Osaka cho biết trong một tuyên bố.
Hình minh họa
Phát hiện của họ được công bố trực tuyến ngày 14 tháng 3 trên tạp chí Stroke
Nghiên cứu liên quan đến 82.369 người Nhật Bản từ 45 đến 65 tuổi, không có bệnh tim mạch hoặc ung thư được theo dõi trung bình 13 năm. "Tiêu thụ trà xanh và cà phê được đánh giá bằng bảng câu hỏi sử dụng thực phẩm ở mức cơ bản", tiến sĩ Kokubo nói với Medscape Medical News.
Trong suốt hơn 1 triệu lượt người được theo dõi hàng năm, các nhà nghiên cứu ghi nhận 3425 ca đột quỵ (1964 ca nhồi máu não, 1001 ca xuất huyết não, và 460 ca xuất huyết màng não) và 910 ca bệnh mạch vành (CHD) (489 ca nhồi máu cơ tim và 28 ca tử vong đột ngột do tim).
Kết quả trong phân tích đa biến, tiêu thụ cà phê và trà xanh cao liên quan tỷ lệ nghịch với nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) và đột quỵ.
Ví dụ, những người uống ít nhất 1 cốc cà phê mỗi ngày có nguy cơ thấp hơn 20% cho bất kỳ đột quỵ (tỷ số nguy cơ điều chỉnh [AHR], 0.80, khoảng tin cậy 95% [CI], 0,72-0,90) so với những người ít khi uống cà phê.
Những người uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ thấp hơn 14% cho bất kỳ đột quỵ (AHR, 0,86, 95% CI, 0,78-0,95), và những người tiêu thụ ít nhất 4 tách có nguy cơ thấp hơn 20% (AHR , 0.80, 95% CI, 0,73-0,89), so với những người ít khi uống trà xanh.
Giảm nguy cơ xuất huyết não là 17% (AHR, 0.83, 95% CI, 0,68-1,02) với mức tiêu thụ ít nhất 1 tách cà phê mỗi ngày và 23% (AHR, 0,77, 95% CI, 0,63-0,92) với 2 tách trà xanh mỗi ngày, so với mức tiêu thụ hiếm hoi của hai nước giải khát này.
Không có liên hệ giữa tiêu thụ cà phê và trà với bệnh mạch vành.
Victoria J. Burley, tiến sĩ, giảng viên cao cấp dinh dưỡng dịch tễ học, Trường Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, Đại học Leeds, Vương quốc Anh, người không tham gia trong nghiên cứu này, gọi điều đó là "rất thú vị."
Bà lưu ý rằng "Cả hai loại thực phẩm nhiều chất xơ và đồ uống đặc biệt này có thể có đặc tính kháng viêm. Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, và các loại đồ uống đều giàu polyphenol, chất có vẻ như có nhiều hoạt động tiềm năng về dấu hiệu của nguy cơ tim mạch: huyết áp, điều hòa glucose máu, chuyển hóa lipid, và v.v. "
Tuy nhiên bà cũng cảnh báo, tiêu thụ trà xanh trong nhóm người Nhật Bản này "vượt xa" mức tiêu thụ thông thường trong dân phương Tây và ngược lại, tiêu thụ cà phê ở người Nhật Bản nói chung là thấp hơn một chút.
"Nhóm uống cà phê cao nhất là 2-3 ly mỗi ngày, không phải là cao lắm. Các nghiên cứu khác (ví dụ, tiến hành ở Thụy Điển) đã báo cáo nguy cơ tim mạch cao ở những người tiêu thụ cao hơn nhiều (> 7 ly mỗi ngày), vì vậy trong thiết lập nghiên cứu loại cao nhất này tác giả có thể không có khả năng để thu nhận bằng chứng về tăng nguy cơ tim mạch khi uống nhiều hơn ", tiến sĩ Burley cho biết.
"Nhìn chung, các dữ liệu cho thấy những người kết hợp cà phê và trà xanh trong chế độ ăn uống có thể gặp nguy cơ tim mạch thấp hơn trong cuộc sống sau này," bà nói thêm.
Bình luận về những phát hiện liên quan đến cà phê, Susanna C. Larsson, Tiến sĩ, từ các đơn vị của dinh dưỡng dịch tễ Trung ương, Viện Y học môi trường, Viện Karolinska, Stockholm, Thụy Điển, cho rằng "thật thú vị khi một lượng nhỏ như 1 tách cà phê mỗi ngày làm giảm nguy cơ đột quỵ 20% (giảm khá lớn rủi ro)"
"Mặt khác, nghiên cứu từ Nhật Bản này khẳng định kết quả của các nghiên cứu tiến hành ở Mỹ và Châu Âu cho thấy có mối liên quan nghịch đảo giữa tiêu thụ cà phê và nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu này bổ sung hỗ trợ thêm rằng uống cà phê vừa phải có thể giảm nguy cơ đột quỵ ", tiến sĩ Larsson, người không tham gia vào nghiên cứu nói.
- 03/07/2013 09:33 - Tật khúc xạ - đôi điều cần biết cho mọi người
- 30/06/2013 20:24 - Đánh giá liệu pháp điều trị hội chứng ruột kích th…
- 28/06/2013 05:36 - Những thuận lợi khi triển khai phần mềm khám chữa …
- 27/06/2013 10:24 - Phục hồi chức năng người bệnh liệt tủy
- 26/06/2013 08:19 - Chế độ ăn điều trị trong bệnh viện
- 20/06/2013 10:55 - Một phát hiện mới về giác mạc con người
- 20/06/2013 08:56 - Ung thư dạ dày và chế độ ăn uống
- 20/06/2013 08:20 - Xây dựng các quy định đảm bảo an toàn cho người bệ…
- 18/06/2013 20:48 - Tầm quan trọng của dinh dưỡng lâm sàng
- 17/06/2013 18:04 - Hội chứng ruột kích thích (IBS): những thực phẩm b…