Bs. Lê Văn Hiếu –
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất trên toàn thế giới và ước tính sẽ gây ảnh hưởng đến khoảng 50% dân số toàn cầu vào năm 2050. Độ cận thị ngày càng cao có liên quan đến các biến chứng đe dọa thị lực như bong võng mạc, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
Do đó, nhiều chiến lược, chẳng hạn như đeo kính, thay đổi môi trường và dược phẩm, đã được nghiên cứu về khả năng làm chậm cận thị của chúng, và hiện nay, một số chiến lược đã được áp dụng rộng rãi. Trong số tất cả các chiến lược được đánh giá cho đến nay, atropine được coi là hiệu quả nhất, và hiện tại, atropine liều thấp (0,01%) được sử dụng rộng rãi để làm chậm tiến triển của cận thị.
Mặc dù được sử dụng phổ biến, 3 cơ chế cơ bản về hiệu quả của atropine trong việc làm chậm sự phát triển của mắt vẫn chưa rõ ràng. Mục đích của bài viết tổng quan này là thảo luận về các giả thuyết khác nhau cho cơ chế hoạt động được đề xuất của atropine và trình bày tóm tắt một số nghiên cứu đã được xem xét cho đến nay.
Qua cơ chế điều tiết
Atropine là một chất đối kháng muscarinic không chọn lọc, tức là nó cạnh tranh các vị trí liên kết trên tất cả các thụ thể muscarinic, do đó ngăn chặn hoạt động của acetylcholine.
Việc sử dụng atropine đầu tiên dựa trên giả thuyết do mắt điều tiết quá mức gây ra cận thị và atropine làm mất chức năng điều tiết này. Tuy nhiên, các nghiên cứu mang tính bước ngoặt kết luận rằng không có khả năng atropine phát huy tác dụng thông qua con đường ức chế điều tiết, vì cả atropine và pirenzepine (một chất đối kháng muscarinic khác) đều ức chế cận thị ở gà con thiếu thụ thể muscarinic trong cơ thể mi.
Điều này dẫn đến việc chuyển từ việc nghiên cứu tác động của atropine qua cơ chế điều tiết sang các cơ chế tác động trong võng mạc, hắc mạc và cũng mạc như ở hầu hết các loài động vật có vú, các thụ thể muscarinic (M1 đến M5) được cho là hiện diện trên các mô này.
Thông qua cơ chế tác động lên thụ thể muscarinic trong võng mạc
Người ta cho rằng atropine có thể phát huy tác dụng của nó bằng cách thay đổi dẫn truyền thần kinh võng mạc. Ở gà con, trục nhãn cầu kéo dài và độ cận thị được tìm thấy khi có các tế bào hạch võng mạc, cơ quan thụ cảm ánh sáng và tế bào amacrine bị tổn thương; tuy nhiên, trái với mong đợi, việc cắt bỏ các tế bào amacrine không ngăn cản atropine ức chế sự kéo dài trục.
Các thụ thể Muscarinic cũng được tìm thấy trong biểu mô sắc tố võng mạc, lớp biểu mô dắc tố này nằm giữa võng mạc và hắc mạc. Atropine được tìm thấy làm tăng giải phóng dopamine nhưng làm giảm điện võng mạc (ERG) sóng b và d và dao động giảm dần của điện thế biểu mô sắc tố võng mạc (RPE). Người ta thấy rằng atropine tăng cường giải phóng dopamine, sau đó kiểm soát sự phát triển trục nhãn cầu, qua đó ngăn ngừa phát triển của cận thị.
Thật vậy, trong nhiều nghiên cứu trên động vật thực nghiệm, việc sử dụng chất chủ vận thụ thể dopamine đã gây ức chế sự phát triển của cận thị.
Thông qua cơ chế tác động lên thụ thể muscarinic trong hắc mạc
Atropine nhanh chóng dẫn đến dày hắc mạc thoáng qua và ức chế sự phát triển của trục nhãn cầu, và người ta cho rằng hai quá trình dày màng mạch và trục nhãn cầu, có thể liên quan với nhau.Trong các nghiên cứu gần đây hơn, sử dụng atropine 1% và thậm chí 0,01% cho kết quả tăng độ dày hắc mạc ở dưới và cạnh lổ hoàng điểm.
Thông qua cơ chế tác động lên thụ thể muscarinic trong củng mạc
Cũng có quan điểm cho rằng củng mạc là vị trí đích để ức chế cận thị bằng atropin. Sự tổng hợp glycosaminoglycan, của chất nền củng mạc, đã bị ức chế bởi atropine trong các nghiên cứu liên quan đến củng mạc từ gà con. Mặc dù atropine gây độc cho tế bào củng mạc ở nồng độ cao, việc phát hiện ra sự giảm tổng hợp glycosaminoglycan mở ra một con đường khác mà atropine có thể đang phát huy tác dụng của nó.
Thông qua các thụ thể khác có trong mắt
Một yếu tố nữa là atropine có thể phát huy tác dụng của nó thông qua các cơ chế khác với việc ngăn chặn các thụ thể muscarinic. Có nhiều nghiên cứu để làm sang tỏ điều này.
Thứ nhất, chỉ một số thuốc đối kháng muscarinic ức chế cận thị trong khi phần lớn thuốc không làm được điều đó. Ngoài atropine và pirenzepine, chỉ có oxphenonium mới ngăn ngừa cận thị ở gà con, trong khi các hợp chất, ví dụ, mepenzolate, procyclidine, methoctramine không có tác dụng.
Thứ hai, như đã nói trước đây, atropine được tìm thấy ảnh hưởng đến sự tổng hợp glycosaminoglycan của củng mạc của gà con.
Tóm lại, cơ chế cơ bản về hiệu quả của atropine trong việc làm chậm sự phát triển cận thi là chưa rõ ràng, nhưng có thể atropine có thể phát huy tác dụng của nó theo nhiều con đường, cơ chế khác nhau. Sự hiểu biết cặn kẻ các cơ chế này sẽ giúp cho các nhà khoa học tìm được các hợp chất hợp lý nhất. Hơn nữa, kiến thức về cơ chế này sẽ giúp xác định chính xác những bệnh nhân có khả năng được điều trị hiệu quả và nâng cao hiểu biết về các tác dụng phụ tiềm ẩn của atropine.
Tài liệu tham khảo:
- 03/06/2021 18:37 - Điều trị không dùng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đườ…
- 27/05/2021 19:11 - Những sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống R.O t…
- 20/05/2021 18:42 - Quan điểm về bệnh nội mô liên quan đến COVID-19
- 20/05/2021 18:23 - Về việc thay đổi kỳ kê khai tính thuế và thời gian…
- 16/05/2021 08:31 - Xét nghiệm GGT (gamma-glutamyl transferase)
- 06/05/2021 20:30 - Mức kháng nguyên HBcrAg trong viêm gan B liên quan…
- 06/05/2021 20:23 - Kháng sinh dự phòng
- 04/05/2021 20:49 - Phục hồi chức năng gãy các xương bàn tay, ngón tay
- 03/05/2021 08:32 - Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch - Immune Reconst…
- 02/05/2021 10:04 - Viêm phổi Pneumocystis Jirovecii (PCP)