Khoa TMH
I. ĐẠI CƯƠNG
- Thường gặp ở mọi lứa tuổi, trẻ em nhiều hơn người lớn.
- Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là gram (+), có thể tìm thấy vi nấm, vi trùng kỵ khí và cả siêu vi trùng. Thường gặp nhất là group A beta hemolytic streptococcus, Staphylococcus aureus, Hemophilus Influenza.
II. CHẨN ĐOÁN:
1. Viêm Amydales cấp:
- Sốt cao 39- 40 độ C
- Đau họng, nuốt khó.
- Giọng nói thay đổi và hơi thở hôi.
- Khám họng: 2 Amydales to, đỏ. Niêm mạc họng đỏ.
- Diễn biến thường tự khỏi sau 1 tuần.
- Cận lâm sàng: XN công thức máu, phết họng
2. Viêm Amydales mạn:
- Nuốt vướng, ho khan.
- Hơi thở hôi
- Khám họng: Amydales to hoặc hốc bả đậu
III. ĐIỀU TRỊ:
1. Nội khoa:
- Vệ sinh răng miệng
- Rửa mũi, khí dung họng hoặc súc họng bằng nước muối ấm.
- Kháng sinh: thời gian điều tri từ 10-14 ngày
Nhóm Betalactam:
+ Amoxicillin: 50mg - 100mg/kg x 3 lần/ngày
+ Amoxicillin + Acid Clavulanic: 50mg/kg x 2 lần/ ngày
+ Cephalosporine: tùy theo mức độ bệnh có thể chọn kháng sinh uống hoặc tiêm.
Thế hệ I: Cephalexin, Cephadroxil: 50mg/kg x 3 lần/ ngày.
Thế hệ II: Cefuroxim 0.5g(Zinnat)…: 30mg/kg chia 3 lần mỗi ngày
Thế hệ III: Cefpodoxim ( Napotel), Cefetamet ( Cetamet)…: 10mg/kg x2 lần/ ngày
Nhóm Macrolide: Azithromycin ( Azoget 250mg) 10-20 mg/kg lần duy nhất/ ngày x 3 - 5 ngày….
- Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 10-15mg/kg/lần x 6 giờ/ lần
- Kháng viêm chống phù nề:
+ Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
+ Hoặc kháng sinh dạng men: Alphachymotrypsin, serratiopeptidase…
- Giảm ho
- Nâng cao thể trạng
2. Ngoại khoa: Theo Viện Hàn Lâm về Tai mũi họng và Phẫu thuật Đầu Cổ Mỹ (AAO – HNS) có các chỉ định lâm sàng về phẫu thuật cắt Amydales như sau:
Chỉ định tuyệt đối:
- Amydales phì đại gây tắc nghẽn đường hô hấp trên, nuốt đau nhiều, rối loạn giấc ngủ, hoặc kèm theo các biến chứng tim mạch.
- Abces quanh Amydales không đáp ứng với điều trị nội khoa và thủ thuật dẫn lưu ngoại khoa, trừ khi phẫu thuật được tiến hành trong gia đoạn cấp của bệnh.
- Viêm Amydales gây biến chứng sốt cao, co giật, viêm tai giữa, viêm xoang…
- Amydales cần sinh thiết để xác định giải phẫu bệnh.
Chỉ định tương đối:
- Viêm nhiễm Amydales từ 3 đợt mỗi năm trở lên dù đã được điều trị nội khoa tích cực.
- Hơi thở và vị giác hôi kéo dài do viêm Amydales mạn không đáp ứng với điều trị nội khoa.
- Viêm Amydales mạn hoặc tái phát trên một bệnh nhân mang mầm bệnh streptococcus không đáp ứng với các kháng sinh kháng beta-lactamase.
- Phì đại amydales một bên nghi ngờ khối u tân sinh.
IV. THEO DÕI: Sau cắt Amydales:
Theo dõi:
Nước bọt, dấu hiệu sinh tồn 1 giờ/ lần trong 3 giờ đầu sau cắt Amydales
Chế độ ăn:
- Ngày 1-2 uống sữa lạnh, nước cháo.
- Ngày 3-4: ăn cháo loãng
- Ngày 5-6: ăn cháo đặc.
- Ngày 7- 10: ăn cơm nhão, sau đó ăn cơm bình thường.
Xuất viện:
- Khi dấu hiệu sinh tồn ổn và 2 hố Amydales khô, không chảy máu.
- Dặn dò nghĩ ngơi, tránh lao động nặng.
- Cử thức ăn: chua, cay, cứng, nóng trong 10 ngày.
- Kê toa thuốc 5 ngày.
- Tái khám 1 lần sau khi xuất viện : 7- 10 ngày.
- 09/11/2015 08:43 - Lớp thứ 6 của giác mạc
- 05/11/2015 20:05 - Những điều cần biết để phòng tránh bệnh lây truyền…
- 05/11/2015 17:28 - Một số vấn đề cần lưu ý khi chụp cộng hưởng từ
- 05/11/2015 17:13 - Cảm tác từ một đêm trực
- 03/11/2015 21:48 - Biết ơn thầy cô
- 03/11/2015 20:08 - Chăm sóc và điều trị cho người bệnh có nôn và buồn…
- 02/11/2015 16:37 - Dị vật thực quản
- 02/11/2015 16:09 - Dùng phương pháp cấy chỉ vào huyệt để điều…
- 01/11/2015 19:45 - Hormon kích thích tạo nang trứng (Follicular-Stimu…
- 01/11/2015 19:32 - Dị vật đường thở