Bs Lê Văn Hiếu - Khoa Mắt
Từ trước tới nay, trong các giáo trình y khoa hay các công trình khoa học về lĩnh vực nhãn khoa người ta luôn mặc định giác mạc gồm có 5 lớp:
- Biểu mô (dày 32µm - 50µm)
- Màng Bowman (dày 10µm - 13µm)
- Nhu mô ( dày 0.45mm – 0.63mm)
- Màng desemet ( dày # 6µm)
- Nội mô ( dày 4µm - 6µm)
Nhưng năm 2013 bác sĩ Harminder Singh Dua và cộng sự tại trường đại học Nottingham đã công bố một lớp giác mạc mới chưa từng được tìm ra trước đó. Và điều này đồng nghĩa với việc các sách giáo khoa có thể sẽ phải viết lại như chính tuyên bố của ông.
Dua và các cộng sự từ Đại học Nottingham đã tiến hành nghiên cứu cấy ghép liên quan về mắt được hiến tặng. Thực hiện qui trình giống với qui trình ghép giác mạc lớp sâu trên 31 giác mạc người cho để chứng minh sự tồn tại của lớp màng thứ 6.
Lớp mới là lớp thứ 4 của giác mạc, nằm giữa lớp nhu mô và màng desemet được đặt tên là màng Dua theo tên của tác giả phát hiện ra nó. Màng Dua dày khoảng 15 µm. Mặc dù mỏng nhưng lớp này khá mạnh và không cho không khí lọt qua. Có thể chịu được lực lên tới 200 kPa.
Phát hiện thú vị này được rất nhiều nhà khoa học hoan nghênh và đón nhận, nhưng cũng không ít các nhà khoa học cho rằng cần có thời gian cần thiết để kiểm chứng và xác nhận ý nghĩa của nó. Riêng tên gọi màng Dua cũng vấp phải sự chỉ trích.
Tháng 8/2013 Mark Terry, giáo sư nhãn khoa lâm sàng tại Oregon Health & Science University nói "Tôi hoan nghênh các cách tiếp cận để tìm ra lớp giải phẫu giác mạc mới của Bác sĩ Dua , và tôi mong đợi sẽ có thêm tài liệu về những lợi ích độc đáo của lớp này trong điều trị."
Nhưng Peter McDonnell, giám đốc của Viện Mắt Wilmer Johns Hopkins và là tổng biên tập của The Ophthalmology Times, cho biết “cần thêm thời gian để xem những nhà khoa học khác có thể xác nhận sự tồn tại của lớp giác mạc mới và ý nghĩa tiềm năng của nó hay không".
Trong tháng 10 năm 2013, Roger Steinert, giám đốc của Viện Mắt Gavin Herbert và là giảng viên nhãn khoa tại Đại học California, Irvine, cho rằng sự mô tả các lớp mới như là một "phát hiện mục đích xấu" và chỉ trích sự lựa chọn đặt tên là màng Dua.
Vào tháng Hai năm 2014, McKee và cộng sự lên tiếng rằng họ đã đọc các tuyên bố gần đây về sựu phát hiện của một lớp giác mạc mới bởi Bs Dua và cộng sự với một sự ngờ vực nhất định. McKee thừa nhận sự tồn tại của mô đệm ngay trước màng Descemet là chính xác. Nhưng theo nghiên cứu của họ đưa ra thì đây chỉ là chất nền, và không phải là một lớp giác mạc mới.[6] [8] Họ cũng chỉ trích những tên gọi màng Dua cho lớp mới này.
Cho tới nay các tranh cãi về lớp mới này chưa ngã ngũ, và có lẽ cần thêm một thời gian nữa thì chúng ta mới biết chắc chắn rằng sách giáo khoa có cần phải viết lại hay không. Nhưng sự phát hiện ra lớp mới ( hay chất nền nhu mô) này cũng giúp phẫu thuật viên cải thiện được kết quả trong những trường hợp ghép giác mạc và tạp bước tiến mới trong việc giải thích, điều trị một số bệnh giác mạc như phồng giác mạc cấp, phòi màng Descemet, và loạn dưỡng trước màng Descemet.
- 14/11/2015 19:27 - Viêm tai giữa cấp
- 13/11/2015 19:03 - Chăm sóc đau trong bệnh nhân ung thư
- 13/11/2015 07:23 - Hướng dẫn chăm sóc bàn chân bệnh nhân đái tháo đườ…
- 12/11/2015 06:29 - Nạo phá thai có nguy hiểm ?
- 11/11/2015 08:18 - Xử trí ban đầu khi bị bỏng mắt
- 05/11/2015 20:05 - Những điều cần biết để phòng tránh bệnh lây truyền…
- 05/11/2015 17:28 - Một số vấn đề cần lưu ý khi chụp cộng hưởng từ
- 05/11/2015 17:13 - Cảm tác từ một đêm trực
- 03/11/2015 21:48 - Biết ơn thầy cô
- 03/11/2015 21:30 - Viêm amydales