Bs.CKII Trần Lâm
Mở đầu:
Năm 1947, Byer và cs lần đầu tiên báo cáo bệnh mạch máu não có thể gây tổn thương tim và loạn nhịp tim. Ngày nay, ngành khoa học chuyên nghiên cứu về sự kết nối não–tim gọi là ngành Thần kinh-tim học (neurocardiology).
Bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu cục bộ đặc biệt dễ bị tổn thương tim do tuổi cao, do các bệnh tim đồng mắc và có nhiều yếu tố nguy cơ mạch máu. Trong đó, các biến chứng tim nặng là một thử thách lớn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cấp, tần suất xấp xỉ 20% bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu cục bộ. Điều cần thiết phải phân biệt các bất thường tim mạch có phải là do đột quỵ, không liên quan hay là nguyên nhân của đột quỵ.
Quan trọng là các biến chứng tim sau đột quỵ thiếu máu cục bộ có liên quan với tiên lượng chức năng kém và là nguyên nhân hàng đầu thứ hai gây tử vong trong vài tuần đầu sau dột quỵ. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các rối loạn tim khác nhau xuất hiện sau đột quỵ có thể có cùng các cơ chế cơ bản.
Những bằng chứng gần đây nhất cho thấy những biến cố tim này nằm trong một thực thể riêng, gọi là “Hội chứng đột quỵ tim”.
- 03/07/2019 17:58 - Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận
- 20/06/2019 17:37 - Ung thư đại tràng
- 18/06/2019 06:04 - Ngăn ngừa an toàn đôi với mổ lấy thai lần đầu
- 09/06/2019 08:51 - Xét nghiệm chức năng tuyến giáp và mang thai
- 05/06/2019 17:59 - Ung thư vú (phần 1)
- 19/05/2019 14:27 - Tiếp cận thai nghén thất bại sớm
- 14/05/2019 17:21 - Sử dụng thuốc chống loạn nhịp trong và ngay sau kh…
- 09/05/2019 17:35 - Ung thư vùng đầu và cổ (p.5)
- 07/05/2019 12:14 - Xét nghiệm sàng lọc máu
- 07/05/2019 11:59 - Ung thư tuyến giáp (p.1)