Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

Tiếp cận chẩn đoán hình ảnh đánh giá u xương.

Bs Nguyễn Liêm - Khoa CĐHA

U xương là u có nguyên phát từ xương. Việc chẩn đoán và phân loại u xương rất khó khăn và phức tạp, nhiều trường hợp khó xác định là một u xương thật sự hay tổn thương giả u, nhiều bệnh lý của xương (do viêm, rối loạn chuyển hóa, bệnh nội tiết), dị tật bẩm sinh… các hình ảnh X quang đôi khi khó đánh giá.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong xác định chẩn đoán, tuy nhiên đa số các loại u xương có suất độ gặp thường tuân theo một số quy luật. Do đó cần thiết có sự kết hợp lâm sàng + X quang: Dựa vào độ tuổi bệnh nhân, vị trí tổn thương, đặc điểm hình ảnh tổn thương… là có thể chẩn đoán sơ bộ và phân biệt được phần nhiều loại u xương. Cần kết hợp giữa lâm sàng  + X quang + giải phẫu bệnh để xác định chẩn đoán.

uxuong1

Hình u tế bào khổng lồ (bướu giáp biên ác)

U xương được phân loại theo 3 nhóm: U lành, U giáp biên ác và U ác. Ngoài ra còn có tổn thương giả u là các tổn thương không phải u thật sự nhưng  lâm sàng và trên Hình ảnh học (X quang , CT, MRI ) dễ nhầm với một tổn thương u.

  1. U lành: U lành không hóa ác hoặc U lành đôi khi hóa ác, là u tiến triển chậm và ngưng phát triển sau một thời gian (thường tương ứng với thời kỳ ngưng tăng trưởng của bộ xương).
  2. U giáp biên ác: Thường là u tế bào khổng lồ, u nguyên bào sụn. Mô u phát triển từ từ và liên tục, có thể phá vỡ vỏ xương, xâm lấn mô mềm, nhưng hiếm di căn xa.
  3. U ác: U tiến trển không ngừng, xâm lấn lan rộng và có thể di căn xa (U men răng, Sarcoma tạo xương, Sarcoma Ewing…)

- Tuổi và giới: Mỗi loại u xương thường có suất độ xảy ra ở một lứa tuổi nhất định, thường có mối tương quan với kiểu tạo xương và tốc độ tăng trưởng xương. U xương hiếm gặp ở độ tuổi dưới 10 và cũng hiếm gặp ở độ tuổi sau 40 (ở người lớn tuổi trên 40 thường hay gặp di căn xương). Phân bố theo giới cũng thay đổi tùy theo loại u xương, tuy nhiên giới tính không phải là yếu tố giúp trong chẩn đoán.

- Vị trí: U xương thường xảy ra ở tứ chi (84%), ở tứ chi U thường thấy ở vị trí gần gối xa khuỷu, tương ứng với vùng đầu xương, đầu thân xương, mỗi loại u xương có xuất độ xảy ra ở một nhóm xương (xương dài, xương dẹt…), một vị trí trên xương nhất định (đầu xương, đầu thân xương, thân xương, ở vỏ xương hay màng xương).

- Hình ảnh học: Nhiều khi hình ảnh không điển hình, gặp khó khăn trong chẩn đoán cần dựa vào cả hình ảnh X quang , CT và MRI.

uxuong2 

Hình tổn thương xương ngấm Calci

+ Các đặc điểm hình ảnh cần lưu ý:

Hình ảnh các kiểu tổn thương dạng tạo xương, hủy xương, ngấm calci trong u. Vùng chuyển tiếp giữa mô u và mô lành. Bờ viền xơ đặc xương, kiểu phản ứng màng xương (nhiều lớp màng xương dày lên dính nhau, hình vỏ hành, hình tia nắng mặt trời …), các ảnh hưởng sụn tiếp hợp, tổn thương lấn vào khớp, xâm lấn mô mềm xung quanh...

Mỗi loại kỹ thuật khảo sát có các ưu điểm, nhược điểm trong việc đánh giá tình trạng u xương.

+ X quang: tổn thương chỉ thấy được trên phim khi khối xương bị mất trên 30% chất xương, không phát hiện được tổn thương hủy xương quá nhỏ, rất khó phát hiện các tổn thương  ở tủy xương, khó đánh giá mức độ u xâm lấn mô mềm và lan rộng trong ống tủy.

+ CT: Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho nhiều thông tin đánh giá tốt các tổn thương xương ở khoang tủy, xương xốp, vỏ xương, màng xương.

+ MRI: tối ưu để đánh giá mức độ xâm lấn tổn thưong mô mềm xung quanh u xương, đánh giá tốt các tổn thương và các thay đổi ở tủy xương, là kỹ thuật tốt nhất để khảo sát các đặc điểm tổn thương tại chổ của u xương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Radiology Assistant “Bone Tumor Systemstic Approach”
  2. Bác sỹ Lê Chí Dũng “Bướu xương, nhà xuất bản y học 2003”

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 30 Tháng 3 2016 21:11