CN Lê Thị Thảo - Khoa Hóa sinh
Chất độc da cam (Agent Orange) là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Mỹ sử dụng tại Việt Nam trong chiến tranh. Chất này đã được Mỹ sử dụng với quy mô lớn tại Việt Nam, khiến nhiều vùng bị nhiễm độc nghiêm trọng. Chất độc màu da cam là một loại thuốc diệt cỏ chiến thuật được quân đội Hoa Kỳ sử dụng từ năm 1962 đến 1975, được đặt tên cho dải màu cam xung quanh thùng lưu trữ. Quân đội đã phun hàng triệu gallon chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ chiến thuật khác lên cây và thảm thực vật trong Chiến tranh Việt Nam. Các cựu chiến binh có thể đã tiếp xúc với chất độc màu da cam bao gồm các cựu chiến binh ở Việt Nam, khu phi quân sự Triều Tiên, trên các căn cứ của Không quân Thái Lan, và đã bay hoặc làm việc trên Máy bay C-123. Vài thập kỷ sau, những lo ngại về ảnh hưởng sức khỏe từ các hóa chất này, bao gồm cả chất độc da cam, sản phẩm phụ của sản xuất chất độc da cam, vẫn tiếp tục.
Trong suốt một thập kỷ, từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử loài người tại miền Nam Việt Nam. Theo số liệu thống kê, trong cuộc chiến tranh hóa học này, khoảng 3 triệu hecta rừng cây và đồng ruộng Việt Nam đã phải hứng chịu khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ và làm rụng lá cây (hay còn gọi là chất khai quang). Cho đến ngày nay, khi mà cuộc chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng 44 năm, nhưng những “cơn mưa hóa chất” do những chiếc máy bay Mỹ phun từ trên trời xuống vẫn để lại hậu quả nặng nề: Cuộc sống của hàng triệu người Việt Nam đã, đang và vẫn sẽ còn bị âm thầm hủy hoại không biết đến bao giờ!
Các cơ quan y tế ở Việt Nam ước tính khoảng 400.000 người đã bị giết hoặc tàn tật, khoảng 500.000 trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa học này. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ước lượng khoảng 1.000.000 nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam.
Chất độc hóa học trong chiến tranh gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Chất độc da cam đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trường, các hệ sinh thái và sức khỏe con người. Đến nay, khi chiến tranh đã qua đi nhưng vẫn để lại những di chứng; nhiều nơi các hệ sinh thái và môi trường bị hủy hoại; hàng trăm nghìn nạn nhân đã bị chết và hàng trăm nghìn người khác đang từng ngày, từng giờ chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Chất độc da cam/dioxin có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ thể; gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần kinh. Tác động quan trọng trong gây đột biển gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến sinh sản. Các bệnh phổ biến ở con, cháu nạn nhân chất độc da cam là dị dạng, dị tật hoặc tâm thần phân liệt… Chất độc da cam có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam:
Kể từ năm 1998 đến nay, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh ưu đãi người có công, trong đó quy định người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con, cháu họ được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước… Từ đó, hàng loạt chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm quan tâm hơn nữa đến người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được thực hiện. Ngày 10/8/2009, ngày "Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam" được Chính phủ Việt Nam tổ chức lần đầu tiên, nhằm lên tiếng đòi công lý cho những nạn nhân của chất độc này trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và kêu gọi cộng đồng xã hội trong nước cũng như quốc tế chăm sóc, giảm bớt một phần nỗi đau cho hàng triệu nạn nhân chất độc da cam Việt nam. Ngày 14/5/2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 43- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Chỉ thị nêu rõ “Công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người là vấn đề cấp bách và lâu dài, là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị”.
Tại Quảng Nam, trong những năm qua, các cấp, ngành và nhân dân tỉnh đã tích cực quan tâm, tạo điều kiện chăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam/Dioxin; đặc biệt là chăm sóc về sức khỏe. Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh đã tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với nạn nhân da cam; đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, vận động xã hội nêu cao tinh thần “Tương thân, tương ái”; tích cực vận động gây quỹ trợ giúp những gia đình nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thăm hỏi, tặng quà, khám, chữa bệnh; trao học bổng cho con cháu nạn nhân…qua đó tạo điểm tựa để các nạn nhân da cam ổn định cuộc sống. Để thể hiện trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam luôn thực hiện chế độ ưu tiên trong khám chữa bệnh đối với người có công, gia đình chính sách và nạn nhân chất độc da cam; hưởng ứng các phong trào giúp đỡ, chăm sóc; vào các ngày lễ, tết thường phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, hội chữ thập đỏ…thăm, tặng quà, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí; qua đó, động viên tinh thần các nạn nhân và gia đình, giúp họ vượt qua nỗi đau bệnh tật và có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Nếu có dịp tới thăm những gia đình bị đeo bám bởi “nỗi đau da cam”, chắc hẳn không ai có thể cầm lòng trước những đứa trẻ hình thù dị dạng, trước những ông bố bà mẹ đang phải từng ngày từng giờ vật lộn với nghèo khó để duy trì cuộc sống với những vết thương nhức nhối cả về tâm hồn và thể xác. Phần lớn những gia đình nạn nhân chất độc da cam là những gia đình ở trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, là những người nghèo khổ nhất trong số những người nghèo khổ. Hầu như tất cả họ chỉ có mong muốn thật giản đơn là làm sao con cái mình sinh ra lành lặn như bao đứa trẻ bình thường khác. Nhưng ước mơ đơn giản đó đối với họ quá xa vời. Chất độc da cam như sợi dây vô hình đang trói chặt bao thế hệ người Việt Nam, nạn nhân chất độc da cam, với một tương lai mờ mịt không lối thoát. Họ đang sống đó, nhưng cuộc sống của họ được ví như địa ngục trần gian khủng khiếp và cuộc sống ấy còn đáng sợ hơn cả cái chết.
Nỗi đau của những nạn nhân da cam là một nỗi ám ảnh dai dẳng, việc giúp họ cần phải làm thường xuyên và liên tục. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc về vấn đề này, tích cực học tập, phấn đâu xây dựng xã hội tốt đẹp ở đó mọi người đều được đảm bảo quyền sống và quyền hạnh phúc.
Nguồn: www.nytimes.com/2017/09/15/opinion/agent-orange-vietnam-effects.html
- 22/08/2019 18:05 - Xét nghiệm micro albumin nước tiểu
- 18/08/2019 08:22 - Có hay không mối quan hệ giữa viêm gan C và bệnh P…
- 11/08/2019 09:11 - Thuốc ức chế axít dạ dày có thể làm tăng nguy cơ d…
- 11/08/2019 08:18 - Định lượng lactac hay axit lactic
- 10/08/2019 10:39 - "Không phải bạn, mà là tôi" - Đã đến lúc chia tay …
- 04/08/2019 15:27 - 5 cạm bẫy hàng đầu trong điều trị sốc
- 03/08/2019 17:50 - Liệu pháp dược lý đối với phục hồi chức năng và va…
- 03/08/2019 17:39 - Quá liều acetaminophene
- 29/07/2019 17:49 - Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân
- 26/07/2019 09:50 - Công cụ tầm soát lệch bội nhiễm sắc thể