BS.CKI Nguyễn Duy Tân - Khoa PHCN
Hội Chứng Vai Gáy (HCVG) là bệnh lý thường gặp của bệnh thần kinh-cơ xương khớp. Cột sống cổ là nguyên nhân chủ yếu gây đau vai gáy và đám rối thần kinh cánh tay. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, từ nông thôn đến thành thị. Nhưng phần lớn xảy ra ở độ tuổi lao động làm ảnh hưởng đến khả năng lao động, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình. Thời gian gần đây, những hiểu biết về bệnh nguyên, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh đã đem đến những hiệu quả điều trị tốt, đặc biệt là hiệu quả đối với phương pháp điều trị Phục Hồi Chức Năng (PHCN).
Cột sống có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt chức năng nâng đỡ, thăng bằng và vận động. Mọi sự biến đổi cột sống đều tác động ít nhiều đến hoạt động sống của cơ thể, kể cả khi vận động cũng như nghỉ ngơi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cột sống cổ là một phần quan trọng của cột sống, là nơi có biên độ hoạt động rất lớn, nên rất dễ bị tổn thương khi cơ thể vận động, chấn động hoặc ngồi - nằm sai tư thế trong thời gian dài (vi chấn thương). Tác động sâu sắc đến lực lượng sản xuất và nền kinh tế của xã hội, do đó đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều thầy thuốc, đặc biệt các thầy thuốc chuyên nghành thần kinh - cơ xương khớp - mạch máu.
Phương pháp điều trị PHCN:
- Chiếu đèn Hồng ngoại hoặc chườm lạnh
- Tập Xoa bóp - vận động bằng tay….
- Điện xung, điện phân, siêu âm, sóng ngắn….
- Nắn chỉnh cột sống cổ bằng tay
- Kéo giãn cột sống cổ bằng bàn kéo
Phối hợp dùng thuốc: Kháng viêm, Gĩan cơ khi có co cơ, Vitamim B1B6B12 liều cao, Calci-D, Glucosamin….
Tiêu chuẩn chẩn đoán HCVG gồm các triệu chứng chính như: Điểm đau cột sống cổ, hạn chế vận động cột sống cổ, biến dạng cột sống cổ và có thể kèm theo các triệu chứng phụ nhưng rất có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân gây ra HCVG như: Rối loạn cảm giác (cảm giác tê, cảm giác kiến bò, mất cảm giác), rối loạn vận động (co cứng cơ, yếu tay, liệt tay), rối loạn thực vật dinh dưỡng (da khô, da lạnh, teo cơ). Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra HCVG nhưng chúng tôi chọn 3 nguyên nhân chính hay gặp trên lâm sàng để nghiên cứu tình hình điều trị HCVG tại khoa PHCN:
Các nguyên nhân gây HCVG:
+ Sang chấn (vi chấn thương):
Là người bệnh bị đau vai gáy cơ năng, nên khi chụp CT hay MRI thì kết quả chẩn đoán hình ảnh xương khớp - đĩa đệm - thần kinh - ống sống bình thường.
+ Thoái Hóa cột sống cổ (THCSC):
Là người bệnh đau vai gáy và ta chỉ cần chụp phim XQ thường qui Cột sống cổ 4 tư thế thì cũng có thể chẩn đoán được. Hình XQ cột sống cổ bị biến đổi như : mất đường cong sinh lý, hẹp khoang gian đốt, phì đại mấu bán nguyệt, gai xương , đặc biệt là các gai mọc ngang làm hẹp lổ gian đốt sống . . .Chính những biến đổi tại chỗ đó là nguyên nhân gây kích thích hoặc chèn ép vảo rễ thần kinh cổ , động mạch đốt sống, tủy cổ . . . tạo nên triệu chứng lâm sàng THCSC. Qúa trình THCSC thường bắt đầu từ thân đốt sống (loãng xương), khoang gian đốt (đĩa đệm) còn giữ được chiều cao khá lâu, sau đó mới dần dần đóng vôi dây chằng đĩa đệm, hư sụn đệm, hư xương sụn, hẹp khoang gian đốt. Giai đoạn sau hình thành các mỏ xương, gai xương. Ngày nay cơ chế sinh bệnh THCSC các chuyên gia cơ xương khớp đều cho là do sự thoái hóa tổng hợp của hai quá trình: thoái hóa sinh học theo tuổi và thoái hóa bệnh lý mắc phải.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (TVĐĐCSC):
Hầu hết là hậu quả của một quá trình THCSC (có thể coi như một biến chứng của THCSC). Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp THCSC đều sẽ bị TVĐĐCSC và cũng không phải TVĐĐCSC nào đều phải kèm theo THCSC (chấn thương cột sông cổ gây TVĐĐCSC). Nhưng cũng không phải đĩa đệm thoái hóa càng nặng thì càng dễ gây ra TVĐĐCSC, vì đĩa đệm thoái hóa nặng sẽ xuất hiện nhiều khe kẽ và tổ chức xơ của nhân nhầy nên khả năng dịch chuyển linh động của nó giảm rất nhiều, do đó khó gây ra TVĐĐCSC (người cao tuổi ít bị TVĐĐCSC hơn người trung niên) Ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học chẩn đoán TVĐĐCSC dễ dàng, an toàn và chính xác bằng hình ảnh chụp CT hoăc MRI. Hội cột sống thế giới chia TVĐĐCSC làm 4 độ theo sự tương quan giữa khối thoát vị nhân nhầy với vòng sợi và dây chằng dọc sau:
Độ 1: Phồng đĩa đệm và rách vòng sợi một phần, nhân nhầy vẫn còn nằm trong vòng sợi do lớp ngoài vòng sợi vẫn còn bảo tồn.
Độ 2: Lồi đĩa đệm và rách hết vòng sợi, nhân nhầy nằm trước dây chằng dọc sau, tổ chức thoát vị chui qua phá vỡ và chiếm chỗ viền trống của vòng sợi.
Độ 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ với tổ chức thoát vị nằm ngoài đĩa đệm kèm rách dây chằng dọc sau và khối thoát vị có thể xuyên qua dây chằng dọc sau nhưng vẫn còn dính với tổ chức đĩa đệm gốc.
Độ 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời với khối thoát vị tự do di chuyển lên trên hay xuống dưới hoặc di chuyển ngang sang 2 bên.
Lưu ý: Khi nghiên cứu đề tài này gặp những trường hợp TVĐĐCSC kèm theo THCSC thì chúng tôi ưu tiên chẩn đoán là TVĐĐCSC, vì trong những trường hợp THCSC này có thể không gây ra HCVG mà đề tài này cần nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 56 người bệnh HCVG điều trị bảo tồn bằng phương pháp PHCN tại khoa PHCN game nổ hủ trong thời gian từ 10-2011 đến 10-2012, chúng tôi có kết luận:
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến HCVG:
Bệnh thường gặp ở nhóm tuổi 46-60. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam (53,6%), ở nữ (46,4%). Nhóm lao động nặng (71,4%), nhóm lao động nhẹ (28,6%). Nông thôn (71,4%), thành thị (28,6%).
2. Một số đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị PHCN:
2.1 Nguyên nhân: Sang chấn (5,4%), THCSC (48,2%), TVĐĐCSC (46,4%).
2.2 Kiểu đau khởi phát: Đau đột ngột dữ dội (21,4%), đau âm ỉ tăng dần (78,6%).
2.3 Các triệu chứng lâm sàng thường gặp:
- Hội chứng cột sống: Điểm đau cột sống (89,2%), hạn chế vận động (82,1%), biến dạng cột sống (37,5%).
-Hội chứng chèn ép rễ thần kinh:
+ Rối loạn cảm giác: Cảm giác tê (67,8%), cảm giác kiến bò (46,4%), mất cảm giác (0%).
+ Rối loạn vận động: Co cứng cơ (73,2%), yếu tay (26,7%), liệt (0%).
+ Rối loạn thực vật dinh dưỡng: Da khô (21,4%), da lạnh (16,0%), teo cơ (14,2%).
2.4 Vị trí tổn thương cột sống qua kết quả chẩn đoán hình ảnh:
- TVĐĐCSC: Tầng C5-C6 (73,0%), C6-C7 (46,1%).
- THCSC: Đốt sống C5 (40,7%), C6 (74,0%), C7 (51,8%).
2.5 Đánh giá mức độ đau bằng thang điểm đau Mankoski:
- Khi vào viện: Đau rất dữ dội (23,2%), đau dữ dội (60,7%), đau vừa (16,1%).
- 26/04/2013 08:54 - Kiểm soát đường huyết: Điều trị thuốc uống
- 26/04/2013 08:43 - Điều trị nội khoa băng huyết sau sanh
- 21/04/2013 10:25 - Sử dụng diclofenac liên quan với tăng nguy cơ biến…
- 08/04/2013 07:35 - Nguyên tắc điều trị gãy xương AO
- 05/04/2013 20:07 - Các biện pháp dự phòng và xử trí xẹp phổi ở Khoa H…
- 05/04/2013 07:57 - Tăng áp phổi do bệnh tim trái
- 30/03/2013 09:27 - Một số biện pháp phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ m…
- 28/03/2013 09:06 - Phân loại gãy xương theo AO
- 25/03/2013 10:23 - Hội chứng ly giải khối u
- 23/03/2013 21:13 - Cập nhật mới về chẩn đoán và điều trị Hội chứng bu…