Bs Nguyễn Thị Liên Hoa -
Những bệnh nhân bị bệnh nặng có nguy cơ cao bị loét do stress niêm mạc đường tiêu hóa trên (GI). Chảy máu từ những vết loét do stress trước đây có liên quan đến thời gian ở lại phòng chăm sóc đặc biệt lâu hơn và tăng nguy cơ tử vong. Vì vậy, hầu hết các bệnh nhân nhập viện chăm sóc đặc biệt đều được điều trị dự phòng loét do stress. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại rằng nhũng thuốc ức chế axit có thể làm tăng tần suất viêm phổi bệnh viện và nhiễm trùng Clostridioides difficile. Trong bài báo này, các tác giả giải quyết những tranh cãi liên quan đến việc điều trị dự phòng loét do stress ở những bệnh nhân bị bệnh nặng và đưa ra hướng dẫn cách sử dụng thích hợp trong bối cảnh này.
Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh nặng đều có nguy cơ cao phát triển sự ăn mòn và loét niêm mạc của đường tiêu hóa (GI). Sinh lý học chính xác chưa được biết đầy đủ, nhưng các cơ chế được công nhận bao gồm giảm tưới máu ở đường tiêu hóa và giảm tưới máu tạng, thiếu máu cục bộ hoặc gián đoạn niêm mạc dẫn đến giảm tiết dịch nhầy và tăng sản xuất axit với tổn thương đường tiêu hóa sau đó. Mặc dù khoảng 75% bệnh nhân nặng không được điều trị dự phòng loét do stress sẽ phát triển thành loét do stress, nhưng chỉ một số ít các vết loét này chảy máu.
Loét do stress ở bệnh nhân nặng có thể được chia thành 3 loại, mỗi loại có định nghĩa và tỷ lệ mắc bệnh riêng biệt (Bảng 1). Các nghiên cứu trước đó cho thấy mối liên quan giữa loét do stress và sự gia tăng nguy cơ tử vong và thời gian nằm viện chăm sóc đặc biệt (ICU), dẫn đến chú trọng nhiều đến việc cung cấp điều trị dự phòng cho hầu hết các bệnh nhân nặng. Nhưng dự phòng loét do stress có lẽ không lành tính, vì các báo cáo về mối liên quan với tăng nguy cơ viêm phổi và nhiễm trùng Clostridioides difficile đã thúc đẩy cuộc tranh luận về vai trò của nó đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng.
- 02/10/2022 19:27 - Mất ngủ sau khi bị mắc Covid19
- 01/10/2022 15:41 - Diễn tập phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do…
- 01/10/2022 11:00 - Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Helicobacter p…
- 30/09/2022 16:15 - Bệnh nha chu và biến chứng thai kỳ
- 30/09/2022 16:05 - Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối
- 29/09/2022 13:20 - Vấn đề dinh dưỡng khi nhiễm vi khuẩn Helicobacter …
- 29/09/2022 09:26 - Hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy” (04…
- 26/09/2022 21:20 - Tập huấn thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 q…
- 26/09/2022 21:13 - Một số vi sinh vật thường gây nhiễm khuẩn bệnh việ…
- 26/09/2022 20:40 - Cập nhật chẩn đoán và điều trị khó tiêu chức năng