Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

Phơi nhiễm chất thải y tế - nguy cơ và cách phòng ngừa

Phơi nhiễm và lây truyền các tác nhân gây bệnh theo đường máu có nguy cơ rất cao ở nhân viên y tế. Cho đến nay đã có ít nhất 20 loại tác nhân gây bệnh theo đường máu được phát hiện, trong đó có 3 loại virut thường gặp nhất trong các cơ sở y tế là virut viêm gan B (HBV), virut viêm gan C (HVC) và virut gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Trong các cơ sở y tế, nhân viên y tế hoặc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có thể bị nhiễm các virut gây bệnh theo đường máu do tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc dịch cơ thể (dịch màng bụng, màng phổi, tinh dịch...) chứa virut qua các vết xước ở da; qua vùng da bị viêm xuất tiết hoặc qua các màng niêm mạc (miệng, âm đạo); hoặc hiếm hơn qua truyền máu và các sản phẩm máu bị nhiễm virut.

phoinhiem

Lây nhiễm nghề nghiệp các virut gây bệnh theo đường máu xảy ra ở nhân viên y tế thông qua phơi nhiễm với máu của bệnh nhân mang mầm bệnh. Các phơi nhiễm này có thể xảy ra qua da bị tổn thương, qua các màng niêm mạc mắt, mũi, miệng hoặc qua các tổn thương sâu dưới da do kim hoặc các vật sắc nhọn khác gây ra.

Vì sao nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm cao?

-   Nhân viên y tế thường xuyên phải tiếp xúc với máu và các dịch sinh học của người bệnh. Do nhịp độ làm việc khẩn trương, căng thẳng mà các phơi nhiễm dưới da với máu xảy ra với tần xuất cao. Từ tháng 1 đến tháng 5/2001 tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã phát hiện 9 nhân viên y tế phơi nhiễm HIV. Tại Bệnh viện Bạch Mai, điều tra năm 2001 cho thấy 67,1% nhân viên y tế đã từng phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân, trong đó phơi nhiễm do kim rỗng chiếm 71,5%, thường gặp nhất là lúc đóng nắp kim (32,8%) và thu gom chất thải y tế (14,1%). Bác sĩ ngoại khoa, kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên làm việc trong ngân hàng máu, phụ mổ, y tá gây mê là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm các virut lây nhiễm qua đường máu cao hơn so với những nhân viên y tế khác.

-   Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm các virut gây bệnh theo đường máu cao. Theo thống kê, 10-15% dân số nước ta mang virut HBV. Tỷ lệ nhiễm HCV ở một số đối tượng (người cho máu chuyên nghiệp, người nghiện ma túy, bệnh nhân lọc máu chu kỳ...) cũng rất cao. Trong vài năm gần đây khoảng 50% đối tượng nhiễm HIV mới được phát hiện trong bệnh viện. 

-   Trong nhiều tình huống chăm sóc và điều trị, vì phải khẩn trương cứu chữa người bệnh mà nhiều nhân viên y tế không kịp mang các phương tiện phòng hộ cho bản thân. 
-   Ở nước ta, vì nhiều lý do mà công tác phát hiện sớm và quản lý, điều trị những người nhiễm virut (đặc biệt với HIV) còn nhiều hạn chế, nên khi tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị, lúc đó nhân viên y tế thường không biết bệnh nhân có mang virut hay không hoặc nếu biết thì lúc đó nồng độ virut trong máu thường rất thấp. Những lý do trên cho thấy sự cần thiết phải triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa và quản lý phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh theo đường máu ở nhân viên y tế.

Phòng ngừa lây nhiễm thế nào?

Mọi nhân viên y tế cần coi mọi tiếp cận với máu, các dịch sinh học của bệnh nhân đều có nguy cơ lây nhiễm các virut gây bệnh theo đường máu và phải áp dụng để các biện pháp dự phòng cơ bản tiến hành chăm sóc và điều trị người bệnh. Cụ thể như sau:

-  Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với mỗi người bệnh. Cần chú ý rửa lại bàn tay sau khi tháo găng vì có thể găng bị thủng trong quá trình sử dụng.

-  Mang găng mỗi khi có nguy cơ tiếp xúc với máu và các dịch sinh học, màng niêm mạc và vùng da bị thương của người bệnh; khi tiếp xúc với các vật dụng dính máu, dịch thể, các chất thải của người bệnh, các bề mặt môi trường bị ô nhiễm, găng khi tay bị trầy xước, chốc viêm da.

-  Sử dụng các phương tiện che chắn cá nhân (áo mổ, ủng, vải không thấm nước, khẩu trang, kính bảo vệ mắt mỗi khi có nguy cơ văng bắn khi thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật...)

-  Thực hiện khử khuẩn sơ bộ dụng cụ trước khi xử lý. Luôn mang găng khi tiếp xúc, vệ sinh khử khuẩn các dụng cụ bẩn.

-  Hạn chế tiếp xúc với đồ vải bẩn. Không để các vật sắc nhọn lẫn vào đồ vải. Đồ vải bẩn cần được thu gom và vận chuyển trong bao túi riêng.

-  Cần hết sức thận trọng khi xử lý bệnh phẩm xét nghiệm. Không dùng miệng để hút bệnh phẩm qua pi-pét.

-  Khi thấy phát sinh các vết bẩn máu và dịch cơ thể tại khu vực buồng bệnh thì cần lau sạch ngay bằng dung dịch khử khuẩn thích hợp. Nhân viên vệ sinh cần mang găng và đeo khẩu trang khi thực hiện nhiệm vụ.

-  Biện pháp quan trọng nhất là mỗi nhân viên y tế phải có ý thức phòng ngừa các vết thương do vật sắc nhọn:

+ Kim tiêm và các dụng cụ sắc nhọn khác sau khi sử dụng cần được loại bỏ ngay vào thùng đựng chất thải dành riêng cho vật sắc nhọn. Không để các vật sắc nhọn lẫn với các chất thải y tế khác.

+ Không đậy nắp kim tiêm, cắt kim, bẻ gẫy hoặc rút kim ra khỏi bơm tiêm trước khi loại bỏ kim kèm bơm tiêm vào thùng thu gom vật sắc nhọn.

+ Khi sử dụng vật sắc nhọn (kim tiêm, dao mổ,...) trong các thủ thuật, phẫu thuật cần chú ý không để xảy ra các tổn thương cho những người khác.

-  Mỗi cơ sở y tế cần quan tâm chú ý phòng ngừa các lây nhiễm nghề nghiệp cho nhân viên y tế: trang bị đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân, tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về các biện pháp dự phòng cơ bản, tổ chức tiêm phòng vacxin viêm gan B cho nhân viên y tế. Mỗi cơ sở y tế cũng cần thiết lập hệ thống quản lý các nhân viên y tế bị phơi nhiễm với máu, các dịch sinh học của người bệnh sau phơi nhiễm nhằm giảm thiểu các bệnh lây truyền theo đường máu ở nhân viên y tế.
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 18 Tháng 9 2012 11:28