Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

10 thực tế về an toàn người bệnh theo báo cáo của WHO

BS. Nguyễn Tuấn Long – P. Quản Lý Chất Lượng

(dịch từ “10 facts on patient safety” - August 2019, WHO)

An toàn người bệnh là một vấn đề nghiêm trọng toàn cầu. Ước tính nguy cơ tử vong của một người là 1/3.000.000 khi đi máy bay, thì nguy cơ đó đối với chăm sóc y tế là 1/300. Ngay cả những ngành công nghiệp được xếp loại là có nguy cơ cao như hàng không hay hạt nhân cũng còn an toàn hơn so với dịch vụ y tế.

1. Cứ 10 người bệnh thì có 1 người bị sự cố trong khi được chăm sóc tại bệnh viện

Ở các nước có thu nhập cao, cứ 10 bệnh nhân thì có tới 1 bệnh nhân bị sự cố y khoa trong thời gian được chăm sóc tại bệnh viện. Tai biến xảy ra do một loạt các sự cố y khoa khác nhau, gần 50% trong số đó có thể phòng ngừa được. Một nghiên cứu ở 26 bệnh viện tại 8 nước có thu nhập thấp và trung bình, cho thấy tỷ lệ sự cố y khoa khoảng 8%, trong đó có đến 83% các trường hợp là có thể phòng ngừa được, và khoảng 30% có liên quan đến cái chết của bệnh nhân.

10fact

2. Sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn có thể là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên phạm vi toàn cầu

Bằng chứng gần đây cho thấy: trong số 134 triệu sự cố y khoa xảy ra mỗi năm do chăm sóc không an toàn tại các bệnh viện ở các nước thu nhập thấp và trung bình (LMIC: low- and middle-income countries), đã dẫn đến 2,6 triệu trường hợp tử vong.

Một nghiên cứu khác đã ước tính có khoảng 2/3 sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn xảy ra tại các nước LMIC.

3. Tần suất sự cố y khoa trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chăm sóc ngoại trú là 4/10

Đảm bảo an toàn trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ là vô cùng quan trọng trên tất cả các cấp độ, bao gồm cả chăm sóc ban đầu và ngoại trú (nhất là cấp cứu). Trên phạm vi toàn cầu, có đến 4/10 bệnh nhân bị sự cố trong khi được chăm sóc ở những nơi này, trong đó có đến 80% sự cố được xem là có thể phòng ngừa được. Các lỗi thường gặp liên quan đến chẩn đoán, kê đơn và sử dụng thuốc. Sự cố xảy ra trong chăm sóc ban đầu và ngoại trú thường dẫn đến nhập viện. Tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), loại sự cố này chiếm hơn 6% tổng số ngày nằm viện và hơn 7 triệu lượt nhập viện hàng năm.

4. Cứ mỗi 7 đô-la Canada cho chi phí điều trị thì có ít nhất 1 đô-la được dành để điều trị các tổn hại do sự cố y khoa xảy ra trong chăm sóc tại bệnh viện

Bằng chứng gần đây cho thấy 15% tổng chi phí cho hoạt động của bệnh viện tại các nước thuộc Tổ chức OECD là là dành cho các sự cố y khoa, các sự cố nặng nề nhất là huyết khối tĩnh mạch, lở loét do nằm và nhiễm trùng. Ước tính tổng chi phí do sự cố ở các quốc gia này lên tới hàng nghìn tỷ đô-la Mỹ mỗi năm.

5. Đầu tư vào an toàn cho người bệnh có thể dẫn đến tiết kiệm tài chính đáng kể

Đầu tư cho việc cải thiện an toàn người bệnh có thể dẫn đến tiết kiệm tài chính đáng kể và quan trọng hơn là kết quả chăm sóc sẽ tốt hơn, là do chi phí phòng ngừa thường thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị các tai biến. Chỉ riêng tại Mỹ, tập trung cho các hoạt động cải tiến an toàn người bệnh dẫn đến khoản tiết kiệm ước tính khoảng 28 tỷ đô-la tại các bệnh viện giai đoạn từ năm 2010 đến 2015. Sự tham gia của người bệnh nhiều hơn là chìa khóa để chăm sóc an toàn hơn. Thu hút người bệnh cùng tham gia không phải là hoạt động tốn nhiều chi phí, nếu thực hiện tốt, hoạt động này có thể làm giảm đến 15% gánh nặng thiệt hại do sự cố y khoa, tiết kiệm hàng tỷ đô-la mỗi năm, đây là một khoản lợi tức đầu tư rất tốt.

6. Thực hành sử dụng thuốc không an toàn và lỗi do sử dụng thuốc gây tác hại cho hàng triệu người bệnh và tiêu tốn chi phí hàng tỷ đô-la Mỹ mỗi năm

Sai sót về sử dụng thuốc không an toàn như liều lượng không đúng, hướng dẫn không rõ ràng, sử dụng chữ viết tắt trong kê đơn và đơn thuốc không phù hợp là những nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm cho người bệnh và hoàn toàn có thể tránh được. Trên toàn cầu, tiêu tốn chi phí liên quan đến lỗi sử dụng thuốc ước tính là 42 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm, chưa tính tiền lương, năng suất lao động giảm hoặc chi phí cho chăm sóc sức khỏe do tai biến. Chi phí này chiếm gần 1% chi tiêu toàn cầu cho y tế. Lỗi do sử dụng thuốc có thể xảy ra do hệ thống cung ứng và sử dụng thuốc còn yếu, và/hoặc do yếu tố con người như mệt mỏi, điều kiện làm việc kém hoặc thiếu nhân viên liên quan đến các công việc kê đơn, lưu trữ, chuẩn bị, pha chế, quản lý và theo dõi. Bất kỳ một hoặc sự kết hợp nào trong số này có thể dẫn đến tổn hại nghiêm trọng cho người bệnh, gây tàn phế và thậm chí tử vong.

7. Chẩn đoán không chính xác hoặc chậm trễ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nguy hiểm cho người bệnh và ảnh hưởng đến hàng triệu người

Lỗi chẩn đoán, là sự thất bại trong việc xác định bản chất của bệnh một cách chính xác và kịp thời, xảy ra ở khoảng 5% bệnh nhân tại Mỹ. Khoảng một nửa trong số các lỗi này có khả năng gây ra tác hại nghiêm trọng. Một nghiên cứu về các phòng khám chăm sóc ban đầu tại Malaysia cho thấy các lỗi chẩn đoán chiếm 3,6%. Tại Mỹ, nghiên cứu khám nghiệm tử thi đã chỉ ra các lỗi chẩn đoán góp phần vào khoảng 10% các trường hợp tử vong. Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh án cho thấy lỗi chẩn đoán chiếm 6 - 17% trong tất cả các sự cố nguy hại trong bệnh viện. Bằng chứng từ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình còn hạn chế, tuy nhiên, ước tính tỷ lệ này sẽ cao hơn.

8. Trong 100 người bệnh nhập viện thì có 10 người bị nhiễm trùng bệnh viện

Trong số 100 bệnh nhân nhập viện tại bất kỳ thời điểm nào, thì có 7 người ở các nước thu nhập cao và 10 người ở các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ mắc một hoặc nhiều bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Hàng trăm triệu bệnh nhân trên toàn thế giới bị nhiễm trùng bệnh viện mỗi năm. Những người bị Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), ước tính có khả năng tử vong cao hơn 64% so với những người bị nhiễm trùng không kháng thuốc. Bất kể quốc gia thuộc nhóm thu nhập cao hay thấp, với các can thiệp khác nhau, bao gồm cả vệ sinh tay có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện lên tới 55%.

9. Hơn 1 triệu người bệnh tử vong hàng năm là do biến chứng của phẫu thuật

Phát hiện của TCYTTG cho thấy phẫu thuật dẫn đến tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao trên phạm vi toàn. Các quy trình chăm sóc phẫu thuật không an toàn gây ra biến chứng ở 25% người bệnh được phẫu thuật. Hàng năm, có gần 7 triệu người bệnh phẫu thuật bị biến chứng, trong đó có 1 triệu người chết trong hoặc ngay sau phẫu thuật. Do các biện pháp an toàn người bệnh được cải thiện, các trường hợp tử vong liên quan đến các biến chứng do phẫu thuật đã giảm trong 50 năm qua. Tuy nhiên, số người bệnh bị biến chứng do phẫu thuật tại các nước thu nhập thấp và trung bình vẫn cao gấp 2-3 lần so với các nước thu nhập cao.

10. Phơi nhiễm với phóng xạ là mối quan tâm về an toàn sức khỏe cộng đồng và người bệnh

Trên toàn cầu, có hơn 3,6 tỷ lần kiểm tra x-quang được thực hiện mỗi năm, với khoảng 10% trong số đó là trẻ em. Ngoài ra, có hơn 37 triệu lượt làm các thủ thuật liên quan đến y học hạt nhân và 7,5 triệu lượt xạ trị hàng năm. Việc sử dụng phóng xạ không phù hợp hoặc không có kỹ năng có thể dẫn đến các mối nguy hiểm cho sức khỏe, cho cả bệnh nhân và nhân viên. Các nguy cơ liên quan đến lỗi phóng xạ là tiếp xúc quá nhiều với bức xạ và các trường hợp xác định sai bệnh nhân hoặc sai vị trí. Ước tính tỷ lệ mắc lỗi liên quan đến phóng xạ là khoảng 15/10.000 lượt điều trị.

Tài liệu tham khảo

  1. Leape L. Medical Errors and Patient Safety. In: Shore DA, ed. The Trust Crisis in Healthcare: Causes, Consequences, and Cures. New York (NY): Oxford University Press; 2007. pp.60–61.
  2. Global priorities for patient safety research. Geneva: World Health Organization; 2009v( 928D299B2CC2B9EBAA241F34663D?sequence=1, accessed 23 July 2019).
  3. Quality of care: patient safety. Report by the Secretariat (A55/13), Geneva: World Health Organization; 2002 (, accessed 26 July 2019).
  4. Slawomirski, L., Auraaen, A., Klazinga N. The economics of patient safety: Strengthening a value-based approach to reducing patient harm at national level. Paris: OECD; 2017 ( , accessed 23 July 2019).
  5. Patient safety- Global action on patient safety. Report by the Director-General. Geneva: World Health Organization; 2019 (, accessed 23 July 2019).
  6. de Vries EN, Ramrattan MA, Smorenburg SM, Gouma DJ, Boermeester MA. The incidence and nature of in-hospital adverse events: a systematic review. Qual Saf Health Care. 2008;17(3):216– 23.
  7. Patient safety in developing and transitional countries. New insights form Africa and the Eastern Mediterranean. Geneva: World Health Organization; 2011 (, accessed 23 July 2019).
  8. Wilson RM, Michel P, Olsen S, Gibberd RW, Vincent C, El-Assady R et al. Patient safety insulin developing countries: retrospective estimation of scale and nature of harm to patients in hospital. BMJ. 2012; 344:e832.
  9. Jha AK. Presentation at the “Patient Safety – A Grand Challenge for Healthcare Professionals and Policymakers Alike” a Roundtable at the Grand Challenges Meeting of the Bill & Melinda Gates Foundation, 18 October 2018 (, accessed 23 July 2019).
  10. National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine. Crossing the global quality chasm: Improving health care worldwide. Washington (DC): The National Academies Press; 2018 (, accessed 26 July 2019).
  11. Jha AK, Larizgoitia I, Audera-Lopez C, et al. The global burden of unsafe medical care: analytic modelling of observational studies. BMJ Qual Saf Published Online First: 18 September 2013.
  12. Slawomirski L, Auraaen A, Klazinga N. The Economics of Patient Safety in Primary and Ambulatory Care: Flying blind. Paris: OECD; 2018.
  13. Jackson, T. One dollar in seven: Scoping the Economics of Patient Safety. The Canadian Safety Institute. 2009 (, accessed 26 July 2019).
  14. National scorecard on rates of hospital-acquired conditions 2010 to 2015: Interim data from national efforts to make health care safer. In: Quality and patient safety [website]. Rockville (MD): Agency for Healthcare Research and Quality; 2016 (, accessed 23 July 2019).
  15. Aitken M, Gorokhovich L. Advancing the responsible use of medicines: applying levers for change. Parsippany (NJ): IMS Institute for Healthcare Informatics; 2012 (, accessed 23 July 2019).
  16. WHO Global Patient Safety Challenge: Medication Without Harm. Geneva: World Health Organization; 2017 (, accessed 23 July 2019).
  17. Singh H, Meyer AND, Thomas EJ. The frequency of diagnostic error in outpatient care:Estimations from three large observational studies involving US adult populations. BMJ Qual Saf.2014;23(9):727–31.
  18. Khoo EM, Lee WK, Sararaks S, Samad AA, Liew SM, Cheong AT et al. Medical errors insulin primary care clinics – a cross sectional study. BMC Fam Pract. 2012;13:127.
  19. National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine. Improving Diagnosis in Health Care. Washington (DC): The National Academies Press; 2015.
  20. Singh H, Graber ML, Onakpoya I, Schiff G, Thompson MJ. The Global Burden of Diagnostic Errors in Primary Care. BMJ Qual Saf. 2017;26(6):484–94.
  21. Report on the burden of endemic health care-associated infection worldwide. Geneva: World Health Organization; 2011 (, accessed 22 July 2019).
  22. Suetens C, Latour K, Kärki T, Ricchizzi E, Kinross P, Moro ML et al. Prevalence of healthcareassociated infections, estimated incidence and composite antimicrobial resistance index in acute care hospitals and long-term care facilities: results from two European point prevalence surveys, 2016 to 2017. Euro Surveill. 2018;23(46):1800516.
  23. Fact sheet: Antimicrobial Resistance. Geneva: World Health Organization; 2018 (, accessed 28 July 2019).
  24. Schreiber PW, Sax H, Wolfensberger A, Clack L, Kuster SP, Swissnoso. The preventable proportion of healthcare-associated infections 2005-2016: Systematic review and meta-analysis. Infect Control Hosp Epidemiol. 2018;39(11):1277–95.
  25. WHO guidelines for safe surgery 2009: Safe surgery saves lives. Geneva: World Health Organization; 2009 (, accessed 28 July 2019).
  26. Bainbridge D, Martin J, Arango M, Cheng D. Perioperative and anaesthetic-related mortality insulin developed and developing countries: a systematic review and meta-analysis. Lancet. 2012;380(9847):1075–81. (12)60990-8
  27. Global initiative on radiation safety in healthcare settings. Technical meeting report. Geneva: World Health Organization; 2008 (, accessed 23 July 2019).
  28. Shafiq J, Barton M, Noble D, Lemer C, Donaldson LJ. An international review of patient safety measures in radiotherapy practice. Radiother Onco

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 13 Tháng 9 2019 15:58