Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

Hãy cảnh giác với tình trạng chết đuối về mùa hè

CN Trịnh Thị Xuân Thúy - Khoa Cấp Cứu

I. ĐẠI CƯƠNG

Mặc dù mới đầu mùa hè nhưng những ngày vừa qua với cái nắng gay gắt  36 - 38 độ C đã gây cho con người cảm giác khó chịu, ngột ngạt, nhất là với trẻ em. Một trong những hình thức “giải nhiệt” mà mọi người đều ưa thích đó là tìm đến các bãi biển hoặc hồ bơi công cộng để tắm. Trong  đó có một số người biết bơi nhưng phần lớn là những người chưa hề biết bơi (đặc biệt là trẻ em) chỉ dựa vào những chiếc phao hoặc sự giúp đỡ của người khác, vì vậy tình trạng chết đuối là rất dễ xảy ra.

duoinuoca

Chết đuối có thể xảy ra trong 4 trường hợp sau:

II. TRIỆU CHỨNG

1. Ngạt nước:

- Sau 3-4 phút vùng vẫy, nạn nhân hít phải nước rồi ngừng thở, sau đó ngừng tim: Nạn nhân xanh tím, bọt hồng đầy mũi, miệng khi vớt lên thì trào ra.

- Vài giờ sau khi sơ cứu, nếu không can thiệp sớm thì phù phổi cấp sẽ xuất hiện.

2. Sốc do ngạt nước hay nước giật:

- Trường hợp nhẹ: cảm giác ớn lạnh, khó chịu, cảm giác co thắt ngực và bụng, buồn nôn, chóng mặt, sau đó nhức đầu, mạch nhanh, nôn mửa, nổi mày đay kiểu dị ứng.

- Bệnh có thể chuyển từ nhẹ sang nặng với triệu chứng trụy mạch, ngất.

- Ngất đột ngột trong khi bơi, ngất trắng kiểu ức chế thần kinh, nạn nhân chìm luôn không giãy giụa kêu cứu được một tiếng.

3. Hội chứng sau khi ngạt nước:

Sau khi đã thở lại và tim đập trở lại, nạn nhân còn bị đe dọa bởi nhiều biến chứng:

- Giảm thân nhiệt.

- Rối loạn thần kinh do thiếu oxy não như: lẫn lộn, giãy giụa, hôn mê, hội chứng bó tháp, co giật.

- Phù phổi cấp.

- Trụy mạch.

III. XỬ TRÍ

1. Xử trí tại chỗ:

 Là quan trọng nhất quyết định tiên lượng của nạn nhân, nếu xử trí chậm, trung tâm cấp cứu hồi sức sẽ đối phó với một tình trạng mất não.

- Phải cấp cứu ngay dưới nước: nắm tóc nạn nhân để đầu nhô lên khỏi mặt nước, tát 2 -3 cái mạnh vào má nạn nhân để gây phản ứng hồi tỉnh và thở lại, quàng tay qua nách nạn nhân lôi vào bờ.

- Khi đã đưa nạn nhân lên bờ: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, ưỡn cổ, lấy khăn lau sạch mũi, họng, miệng rồi tiến hành hô hấp miệng – miệng ngay:

+ Người cấp cứu quỳ bên phải nạn nhân, ngửa đầu lên hít một hơi dài rồi cúi xuống áp chặt vào miệng nạn nhân, một tay bịt hai lỗ mũi nạn nhân, tay kia đẩy hàm dưới ra phía trước, thổi hết hơi vào miệng nạn nhân, đồng thời nhìn lồng ngực xem có phồng lên không. Người lớn thổi từ 12 – 14 lần/ phút, trẻ em thổi từ 25 – 30 lần phút tùy tuổi và không cần phải thổi hết hơi như người lớn.

duoinuoc2

+ Nếu nạn nhân ngừng tim (không có mạch bẹn): Phải tiến hành ép tim ngoài lồng ngực: Người cấp cứu quỳ như trên, áp cườm tay (mô cái và mô út) vào 1/3 dưới xương ức nạn nhân, bàn tay kia đặt chéo lên trên, hai cánh tay duỗi thẳng ép thẳng góc với lồng ngực, độ sâu 4 – 5 cm (bằng 1/3 bề dày thành ngực), tần số từ 100 lần/ phút trở lên.

duoinuoc3        

                                                               

- Chú ý: Động tác “dốc ngược” nạn nhân lên để nước chảy ra không khuyến cáo thực hiện.

- Song song với cấp cứu tại chỗ, cần gọi người xung quanh hỗ trợ liên lạc với y tế gần nhất để phối hợp cứu nạn nhân.

2. Khi kíp cấp cứu đến:

- Có thể thay hô hấp miệng – miệng bằng bóp bóng Ambu, nếu được thì đặt ống nội khí quản, bóp bóng hoặc cho thở oxy.

- Nếu chưa có mạch bẹn: tiếp tục ép tim ngoài lồng ngực, tiêm thuốc vận mạch.

- Đặt sond dạ dày, hút nước ở dạ dày.

- Tìm cách vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện sớm nhất.

- Tiếp tục cấp cứu trong suốt quá trình vận chuyển.

IV. DỰ PHÒNG

- Khi đi tắm (biển, sông, hồ…) nên đi nhiều người và phải có người lớn đi cùng.

- Nên chọn những bãi tắm có độ sâu vừa phải, rõ ràng, không có vực sâu, không có sóng lớn.

- Tiếp xúc từ từ với nước, không đột ngột nhảy từ trên cao xuống nước.

- Với người không biết bơi thì không được mạo hiểm, chỉ tắm gần bờ.

- Đối với trẻ em: phải có người lớn luôn ở bên và một người lớn chỉ nên kèm một trẻ nhỏ.

- Đối với học sinh thường tổ chức đi tắm tập thể: Nên chia thành từng nhóm nhỏ để dễ dàng quản lý và phải theo dõi sát.

- Khi cơ thể đã quá mệt mỏi hoặc chuột rút thì nên nghỉ ngay, không được gắng sức.

- Khi một người bị đuối nước thì những người xung quanh phải tìm mọi cách để đưa nạn nhân vào bờ và tiến hành cấp cứu ngay. Tuyệt đối không được cầm tay nhau để lôi kéo dễ dẫn đến nhiều người cùng bị nạn.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 27 Tháng 5 2015 07:31