Bs Trần Quốc Bảo -
Tối ngày 28 tháng 9 năm 2022, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân Huỳnh thị P. 71 tuổi, trú tại Tam Đàn – Phú Ninh nhập viện trong tình trạng đau ngực vã mồ hôi, điện tâm đồ có ST chênh lên thành trước, bệnh nhân có biểu hiện suy tim cấp, khó thở, tụt huyết áp.
Bệnh nhân có tiền sử rung nhĩ mạn, COPD đang điều trị Sintrom (xét nghiệm INR 1.23). Tại khoa Cấp cứu bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim ST chênh lên thành trước, bệnh nhân nhanh chóng được tiến hành chụp động mạch vành, kết quả chụp động mạch vành cho thấy: tắc hoàn toàn đoạn giữa động mạch liên thất trước do huyết khối, các nhánh động mạch vành còn lại không hẹp. Bệnh nhân được hút huyết khối và mạch vành được tái thông hoàn toàn. Sau can thiệp bệnh nhân hết đau ngực, bớt khó thở trên điện tâm đồ bệnh đoạn ST hết chênh.
ECG có ST chênh lên thành trước, soi gương thành dưới
Huyết khối gây tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước (mũi tên)
Động mạch liên thất trước được tái thông hoàn toàn sau hút huyết khối
Cho đến nay, sau hơn 2 ngày điều trị, bệnh nhân hết đau ngực, huyết áp ổn định, điện tim trở về bình thường, dự kiến có thể ra viện trong vài ngày tới.
Nhồi máu cơ tim cấp trong hầu hết các trường hợp là do nứt vỡ, bóc tách, loét mảng xơ vữa gây huyết khối (Thrombus) dẫn đến tắc nghẽn động mạch vành gây hoại tử cơ tim. Trong trường hợp khác, nhồi máu cơ tim do cục máu đông (Embolism) từ nơi khác trôi vào làm tắc động mạch vành. Rung nhĩ là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim không do xơ vữa thường gặp nhất.
Hình ảnh khiếm khuyết lấp đầy khu trú trên chụp động mạch vành kết hợp với tiền sử rung nhĩ mạn điều trị trong quá khứ gợi ý nhiều đến thuyên tắc động mạch vành liên quan đến rung nhĩ. Việc nghĩ đến và chẩn đoán nhồi máu cơ tim do thuyên tắc làm thay đổi chiến lược can thiệp có thể giúp bệnh nhân có được cách tiếp cận hợp lý, tránh được việc đặt stent không cần thiết và điều trị chống đông hợp lý sau can thiệp. Trong những trường hợp này, hút huyết khối kèm hoặc không kèm nong bóng hay đặt stent động mạch vành. Cuối cùng, chúng ta nhận thấy tầm quan điều trị chống đông thích hợp trong rung nhĩ dựa trên thang điểm CHA2DS2-VASc để ngăn ngừa thuyên tắc hệ thống và tối ưu hóa INR đặc biệt trên những bệnh nhân rung nhĩ nguy cơ cao.
- 22/02/2023 15:15 - Nhân một trường hợp xoắn tinh hoàn trên trẻ vị thà…
- 21/02/2023 16:01 - Uống thuốc cảm, nuốt nhầm răng giả
- 13/12/2022 20:04 - Nhân một trường hợp xuất huyết não thất ở người tr…
- 02/10/2022 19:19 - Nhân trường hợp bệnh nhân bị u Wharthin tuyến nước…
- 01/10/2022 11:11 - Tắc niệu quản hoàn toàn do chỉ khâu sau cắt tử cun…
- 26/09/2022 14:35 - Kịp thời cứu sống bệnh nhân hen phế quản cấp nặng
- 20/09/2022 20:36 - Ruột xoay bất toàn và xoắn ruột non ở trẻ lớn: cas…
- 16/09/2022 13:23 - Nhân một trường hợp u cơ mỡ mạch thận lớn bị vỡ
- 12/09/2022 17:39 - Phình thân động mạch phổi – 1 trường hợp lâm sàng
- 07/09/2022 20:52 - Nhân hai trường hợp phẫu thuật ung thư vùng hàm mặ…