Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều dưỡng cộng đồng

1. Lịch sử mô hình Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ):

Năm 1978, tại AlmaAlta, Liên xô (cũ) Hội nghị Quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) và UNICEF tổ chức về CSSKBĐ đã khuyến cáo rằng mục tiêu “sức khỏe cho mọi người” của TCYTTG có thể đạt được thông qua mô hình  CSSKBĐ. Hai tổ chức Quốc tế lớn này đã chứng minh mô hình y tế dựa vào điều trị không đảm bảo cho mọi người dân trên thế giới được chăm sóc sức khỏe (CSSK). Đặc biệt các nước đang phát triển và các nước thuộc thê giới thứ ba, người dân thiếu tiền để mua dịch vụ y tế hoặc không có khả năng tiếp cận hoặc không có sẵn dịch vụ y tế.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một chiến lược hay giải pháp nhấn mạnh tới sự phát triển phổ cập các dịch vụ y tế. các dịch vụ này người dân chấp nhận được, cố gắng chi trả được, có thể tiếp cận, dựa vào cộng đồng và coi trọng việc nâng cao, duy trì sức khỏe, tính tự lực và tham gia của cộng đồng đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khỏe.

veanong1

2. Bốn nguyên tắc cơ bản của CSSKBĐ bao gồm:

-  Tiếp cận rộng rãi và phổ cập các nhu cầu cơ bản.

-  Sự tham gia và tự lực của các cá nhân và cộng dồng

-  Phối hợp liên ngành

-  Kỹ thuật thích hợp và hiệu quả chi phí trong khuôn khổ nguồn lực có sẵn.

3. Mười yếu tố của CSSKBĐ tại Việt Nam:

- Giáo dục về bệnh tật thịnh hành, các phương pháp phòng và kiểm soát bệnh.

- Tăng cường cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý.

- Cung cấp nước sạch và vệ sinh cơ bản.

- Chăm sóc bà mẹ - Trẻ em và kế hoạch hóa gia đình.

- Tiêm chủng phòng các bệnh nhiễm khuẩn chính

- Phòng và kiểm soát dịch bệnh địa phương.

- Điều trị thích hợp các bệnh và thương tổn thông thường

- Cung cấp thuốc thiết yếu

- Quản lý sức khỏe toàn dân

- Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở

4. Nhiệm vụ Điều dưỡng cộng đồng

Trong điều kiện hiện tại Điều dưỡng cộng đồng được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp trong cộng đồng còn rất thiếu thì mỗi điều dưỡng đa khoa cần nắm vũng những kiến thức cơ bản để đáp ứng được với nhu cầu thực tế và tham gia vào công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

4.1 Giáo dục sức khỏe và huy động cộng đồng cùng tham gia CSSK

- Người điều dưỡng cần lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác giáo dục sức khỏe tại cộng đồng

- Tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề sức khỏe.

- Huy động cộng đồng cùng tham gia vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe.

4.2 Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ và nâng cao sức khỏe

* Dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh thực phẩm

- Hướng dẫn cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý

- Tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm và nuôi con đúng cách.

- Phối hợp phát hiện và can thiệp sớm các nguy cơ do “thiếu chất”.

- Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh ăn uống tại cộng đồng

* Nước sạch, vệ sinh môi trường và tiêm chủng mở rộng:

- Thực hiện tiêm chủng mở rộng

- Hướng dẫn cộng đồng và gia đình xây dựng, sử dụng và bảo quản các công trình vệ sinh.

- Hướng dẫn thực hiện vệ sinh ngoại cảnh và duy trì các phong trào bảo vệ sức khỏe (vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, tập thể dục,…)

- Giám sát an toàn lao động, ô nhiễm môi trường

- Thực hiện một số kỹ thuật y tế công cộng (lấy mẫu nước, phân, chất thải,…gửi làm xét nghiệm).

* Phòng chống dịch và các bệnh xã hội

- Phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các nguy cơ lây bệnh, dịch tại cộng đồng và đề xuất biện pháp giải quyết.

- Quản lý. Theo dõi, chăm sóc các người bệnh mắc bệnh xã hội, bệnh mãn tính tại cộng đồng, tại nhà.

4.3 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Thực hiện các chỉ định theo hướng dẫn của thầy thuốc

- Phối hợp xử lý ban đàu các bệnh và các vết thương thông thường, báo cáo thường xuyên các diễn biến cho thầy thuốc để phối hợp chữa bệnh và chăm sóc.

- Tham gia xử lý ban đầu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương

- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc thích hợp và hướng dẫn NB tự chăm sóc.

- Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng.

- Áp dụng y học cổ truyền đặc biệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, hướng dẫn nhân dân trồng, nuôi các cây, con làm thuốc.

- Hướng dẫn nhân dân dùng thuốc an toàn, hợp lý.

- Tham gia quản lý phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, có thai và phát hiện sản phụ thai nghén có nguy cơ, hướng dẫn sinh đẻ hợp lý trong cộng đồng.

ĐD Đinh Thị Liên - Khoa YHNĐ


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 9 2012 19:27