Ths Bs Trần Quốc Bảo - Khoa Nội TM
1. Định nghĩa
Nhịp nhanh trên thất là một thuật ngữ mô tả các cơn nhịp nhanh tim có tần số > 100 chu kỳ/phút mà cơ chế liên quan đến các mô từ bó his trở lên, gồm nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh nhĩ, nhanh nhĩ do vòng vào lại, nhịp nhanh bộ nối, nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất và nhịp nhanh vào lại nhĩ thất ( không bao gồm rung nhĩ, có hướng dẫn riêng)
Hình ảnh minh họa giải phẫu đường dẫn truyền trong tim
Chính vì có chế phát sinh loạn nhịp từ bó his trở lên nên đặc điểm chung của cơn nhịp nhanh trên thất là QRS thường hẹp (trừ các trường hợp tim có block nhánh từ trước, dẫn truyền lệch hướng), đều, có thể thấy song P đi trước, sau hay lẫn vào trong phức bộ QRS. Việc chẩn đoán cơ chế phát sinh loạn nhịp sẽ dẫn đến thái độ xử trí và tiên lượng khác nhau. Tuy nhiên, việc chẩn đoán cơ chế cơn loạn nhịp không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì vậy, Chúng tôi xin tóm tắt sơ đồ tiếp cận chẩn đoán và xử trí nhanh cơn nhịp nhanh trên thất.
Sóng P lẫn sau QRS rất hữu ích chẩn đoán cơn AVNRT
2. Hướng dẫn xử trí cấp cơn nhịp nhanh trên thất
2.1. Các nghiệm pháp phế vị (mức khuyến cáo: IB)
Trong chuyển nhip cắt cơn nhịp nhanh trên thất thì các nghiệm pháp phệ vị như nghiệm pháp valsalva, xoa xoang cảnh, ấn nhãn cầu (nên hạn chế sử dụng vì có thể gây tổn thương nhãn cầu) có thể thực hiện nhanh như là can thiệp đầu tiên để kết thúc nhịp nhanh trên thất
2.2. Adenosine (mức khuyến cáo: IB)
Adenosine được khuyến cáo điều trị cấp các cơn nhịp nhanh trên thất, đặc biệt hiệu quả đối với AVNRT or AVRT với tỷ lệ thành công 78-96%, tác dụng phụ do adenisine cũng hiếm do thời gian bán hủy của thuốc rất ngắn, nó còn được dùng để bộc lộ cơn nhanh nhĩ hoặc cuồng nhĩ dấu mặt, nên dùng theo đường tĩnh mạch trung tâm
2.3. Sốc điện (mức khuyến cáo: IB)
Sốc điện đồng bộ chuyển nhịp được khuyến cáo trên những bệnh nhân huyết động không ổn định khi mà các nghiệm pháp phế vị và adenosine không hiệu quả hay chống chỉ định
Sốc điện đồng bộ chuyển nhịp được khuyến cáo ở những bệnh nhân huyết động ổn định khi thuốc không hiệu quả hay chống chỉ định, sốc điện đồng bộ chuyển nhịp không thích hợp nếu nhịp nhanh kết thúc và tự khởi cơn lại
2.4. Diltiazem hay verapamil (mức khuyến cáo: IIa, C)
Diltiazem or verapamil cũng hiệu quả trong cắt cơn nhịp nhanh, hiệu quả từ 64- 98%, chỉ nên dùng khi huyết động ổn, và tiêm chậm, quan trọng là cần chắc chắn rằng không phải là nhịp nhanh thất hay rung nhĩ trên nền hội chứng tiền kích thích bởi vì nó có thể gây ảnh hưởng đến huyết động hay gia tăng tần số thất gây rung thất. Thuốc này đặc biệt thích hợp với những bệnh nhân không dung nạp beta blockes hay tái phát sau dùng adenosine, không thích hợp đối với bệnh nhân suy tâm thu thất trái
2.5. Beta blockers (mức khuyến cáo: IIa, C)
Bằng chứng về hiệu quả của beta blockers để kết thúc cơn nhịp nhanh trên thất còn hạn chế, trong thử nghiệm so sánh beta blockers với diltiazem thì diltiazem hiệu quả hơn
Phác đồ điều trị cấp cơn nhịp nhanh trên thất
- 23/06/2017 02:25 - Ứng dụng vạt đùi trước ngoài
- 23/04/2017 08:28 - Ngộ độc cấp paracetamol (acetaminophen)
- 02/04/2017 10:03 - Cập nhật hướng dẫn 2016 của ESC/EAS về rối loạn tr…
- 28/03/2017 13:27 - Các phương pháp điều trị gãy vùng mấu chuyển xương…
- 23/02/2017 14:09 - Kỹ thuật khâu nối gân duỗi
- 17/02/2017 07:44 - Phác đồ gây mê hồi sức trong phẫu thuật sọ não
- 14/01/2017 19:03 - Thắt tĩnh mạch thực quản qua nội soi
- 09/01/2017 15:53 - Phục hồi chức năng gãy thân xương cánh tay
- 19/12/2016 19:26 - Thông tin cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh gút …
- 15/12/2016 09:05 - Điều trị bảo tồn các gãy xương bàn ngón tay bằng n…