Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

Bác sĩ cấp cứu – nơi không dành cho sự chậm trễ

Bs Phạm Phú Tuấn - Khoa Cấp cứu

Trung bình mỗi ngày Khoa Cấp cứu tiếp nhận hàng trăm ca bệnh, trong đó không ít trường hợp ngừng thở trước khi vào viện. Các bác sĩ đã thực hiện hồi sinh tổng hợp với các kỹ năng như đặt ống nội khí quản, ép tim ngoài lồng ngực, sốc điện, dùng thuốc co mạch,… để giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Những khoảng khắc giúp bệnh nhận thoát ranh giới sự sống và cái chết không hề đơn giản.

Cấp cứu là công việc phức tạp và áp lực nhất đối với các bác sĩ. Bởi bên cạnh chuyên môn, năng lực cứu sống bệnh nhân, các bác sĩ còn phải có một sự tinh tế, khéo léo nhất định trong cách cư xử với người nhà bệnh nhân. Hàng chục năm khoác trên mình chiếc áo blouse trắng và làm tại Khoa Cấp cứu, tôi đã dường như quen tay với guồng máy công việc hàng ngày. Những cảnh tượng bê bết máu hay thân thể nạn nhân bị biến dạng đã không còn là nỗi sợ hãi hay ám ảnh đối với chúng tôi.

capcuu1

Làm việc ở Khoa Cấp cứu không chỉ áp lực, nguy hiểm mà còn đòi hỏi nhiều yếu tố. Để vượt qua những điều ấy, đối với những người bình thường có thể sẽ rất khó khăn, nhưng với một người yêu nghề thì chuyện ấy riết rồi cũng quen. Gánh trên vai tính mạng của người khác, tôi cũng như đồng nghiệp luôn cố gắng hết sức để cứu sống bệnh nhân. Có những lúc mình đành phải gạt nước mắt vì đã cố gắng hết sức, nhưng cũng vỡ òa trong sung sướng khi cứu sống được bệnh nhân.

Bệnh viện với tôi như là nhà. Những khi khó khăn nhất vẫn là gặp một số trường hợp tệ nạn, nghiện hút, đâm chém, sử dụng chất kích thích... Những trường hợp ấy thường không tuân theo quy định của bệnh viện, do đó phải cần tới lực lượng bảo vệ và cơ quan chức năng.

Tại đây, các ca cấp cứu đa phần trong tình trạng khẩn cấp. Do đó, người nhà bệnh nhân đều mong bác sĩ điều trị cho thân nhân mình trước. Nhiều trường hợp quát mắng, đe dọa bác sĩ, thậm chí, nhiều băng đảng giang hồ gây hấn, sau đó kéo nhau tới bệnh viện. Thế nhưng, chúng tôi không được phép làm việc theo cảm tính. Nếu cùng lúc có hàng chục người bệnh, chúng tôi phải nhìn tiên lượng bệnh nhân, đánh giá mức độ nguy hiểm để cân nhắc cứu ai trước. Những ca chết lâm sàng chắc chắn tối khẩn cấp hơn một bệnh nhân chỉ xây xát, chảy máu ngoài da. Mục đích sau cùng là để cứu sống được nhiều bệnh nhân nhất có thể. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn và kinh nghiệm.

Ngoài chuyện bị đánh, chửi, hơn ai hết những bác sĩ tại khoa cấp cứu luôn là người dễ lây các bệnh truyền nhiễm nhất. Như một bản năng và đòi hỏi đặc trưng của nghề nghiệp, tất cả phải lao ra cứu bệnh nhân khi họ nhập viện, không có thời gian để tính toán thiệt hơn. Nhiều trường hợp nguy kịch, bác sĩ không kịp đeo găng, mặc áo bảo hộ. Họ sẵn sàng làm các thủ thuật sơ cứu cho bệnh nhân dù biết khả năng lây các bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra.

Đáp lại những điều đó là sự trở về từ cõi chết của người bệnh. Rất nhiều trường hợp nặng được cứu sống, đưa trở về từ cõi chết. Đó là niềm động lực cho những người làm cấp cứu.

Khác với các khoa bệnh khác, cấp cứu đòi hỏi các y bác sĩ phải có kiến thức đa khoa, sẵn sàng cứu chữa tất cả các loại bệnh với một tác phong nhanh, không cho phép sự chậm chạp, đủng đĩnh. Tác phong ấy càng quan trọng hơn trong các đêm trực. Bởi lúc này, tại khoa chỉ có rất ít nhân viên, trong khi bệnh nhân cấp cứu đêm khá nhiều và đa phần đều trong tình trạng bị thương nặng hoặc tai biến nghiêm trọng. Các y bác sĩ phải làm việc trong một áp lực lớn và rất ít thời gian để nghỉ ngơi.

Đừng nói rằng bác sĩ là người vô tâm bởi nếu vô tâm, không ai bất chấp tất cả để cứu người. Mỗi một bệnh nhân khỏe lại, nếu người nhà vui mười, chúng tôi cũng vui đến 9 phần.

Ngược lại, trước một cái chết của bệnh nhân luôn là cảm giác nặng nề, ám ảnh. Ám ảnh nhất là khoảnh khắc đối diện với nỗi đau của người nhà bệnh nhân. Nhiều nỗi đau vượt ngưỡng chịu đựng, họ ngã quỵ ngay trước mặt chúng tôi. Điều đó thôi thúc chúng tôi luôn phải cố gắng hơn nữa, giành giật từng giây phút để kéo bệnh nhân trở về.

Vì vậy, xin hãy tin vào các bác sĩ cấp cứu bởi chúng tôi có sứ mệnh và mong muốn cứu bệnh nhân hơn bất kỳ ai. Đó là bản năng nghề nghiệp và cũng chính là lương tâm. Trong cấp cưú, mỗi giây phút đều vô cùng quý giá, có ý nghĩa quyết định đối với mạng sống con người. Xin mọi người hãy yên tâm khi đến với chúng tôi.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 26 Tháng 2 2016 20:43