Bs Trình Trung Phong - Khoa Nội Tổng hợp
Bệnh nhân nam Phạm Đình Q, 83 tuổi, vào viện với chẩn đoán: theo dõi hẹp môn vị. Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày đã lâu không được điều trị đầy đủ. Lần này khởi bệnh hơn 15 ngày với đau lâm râm vùng trên rốn kèm buồn nôn sau đó là nôn ngày càng tăng dần, ở nhà có điều trị tư bệnh không đỡ nên xin vào viện. Bệnh nhân được điều trị theo hướng hẹp môn vị, bệnh đáp ứng chậm.
Bệnh nhân được nội soi lần 1, dạ dày đầy dịch bẩn chỉ phát hiện có dị vật nhỏ đã mủn nên lấy ra khó khăn nghi ngờ tổn thương K, hơn nữa điều kiện bệnh nhân không cho phép kéo dài thủ thuật nên được hẹn soi lại lần 2 sau 2 ngày. Trước khi soi lại dạ dày lần 2 bệnh được hút ra được khoảng 2 lít dịch bẩn. Lần soi này phát hiện một khối bã thức ăn gây tắc đoạn đầu tá tràng. Sau khi cố gắng gắp ra được lẫn trong bả thức ăn là một đoạn măng khô dài khoảng 10 cm. Sau khi gắp được bã thức ăn này bệnh nhân khỏe nhiều, hết nôn, ăn uống trở lại bình thường.
Khai thác kỹ lại bệnh nhân và người nhà cho biết có ăn canh măng khô cách đây gần 2 tháng trong một bữa ăn đám giỗ.
Theo PGS-TS Triệu Triều Dương bệnh viện TƯ 108: “Bệnh lý tắc ruột do u bã thức ăn thường gặp ở trẻ nhỏ và người già. Các yếu tố gây ra không chỉ do bệnh lý răng miệng chưa phát triển, hay lão hóa làm cho thức ăn không được nghiền nát trước khi di chuyển vào dạ dày và đường tiêu hóa, mà còn phụ thuộc vào thói quen ăn, đặc điểm từng loại thực phẩm. Nguy cơ tắc ruột cao hơn ở những người có bệnh lý dạ dày, tụy tạng...”.
Tắc ruột do bã thức ăn còn gọi u bã thức ăn đường tiêu hóa. Vì triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu, bệnh diễn biến tăng dần nên việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Trường hợp cụ Phạm Đình Q nói trên do ăn măng, là những thực phẩm vốn rất nhiều sợi cellulose dài, không tan trong nước. Tuổi già răng miệng kém, có bệnh đường tiêu hóa nên khối sợi xơ không tan trong nước này đã tích tụ và quyện vào nhau tạo thành u bã thức ăn, gây tắc môn vị. U bã thức ăn thường hình thành khi thực phẩm có nhiều chất tanin như hồng xiêm, hồng ngâm, sung, ổi và thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng, cam, mít, ngô... Đặc biệt lưu ý nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều pectin và nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc. Vì vậy khi cho các cụ già nhất là các cụ không còn đầy đủ răng, có bệnh lý dạ dày phải cho các thức ăn đã được nấu kỹ, dễ tiêu, nhai kỹ…
Quan sát từ thân vị, dạ dày tương đối bình thường: môn vị, bờ cong nhỏ, phình vị
Dị vật nằm ngay lỗ môn vị song đoạn thấy được đã bị mủn
Dị vật sau khi được gắp ra là một đoạn măng khô bên ngoài được bao phủ nhiều bã thức ăn đã mủn nát
- 25/08/2013 19:12 - Lấy thành công dị vật còn sống ra khỏi đường thở
- 20/08/2013 21:14 - Sẻ chia
- 06/07/2013 20:08 - Nhân một trường hợp nhau tiền đạo cài răng lược
- 26/06/2013 10:58 - Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DUCHENNE MUSCULAR DYS…
- 25/06/2013 15:18 - Nhân một trường hợp đầu tiên thành công trong việc…
- 07/06/2013 08:05 - Nhân một trường hợp ung thư ruột thừa, phát hiện t…
- 30/05/2013 10:14 - Nhân một trường hợp thoát vị khe thực quản phát hi…
- 27/05/2013 20:37 - Nhân một trường hợp điều trị thành công được chẩn …
- 14/04/2013 21:13 - Nhân một trường hợp sốt mò có tổn thương gan nặng …
- 30/03/2013 20:14 - Cứu sống một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có c…