Huỳnh Thị Phúc – Phòng QLCL
Việc xây dựng và triển khai đề án cải tiến chất lượng tại bệnh viện sẽ khó thực hiện và kém hiệu quả nếu như các khoa/phòng của bệnh viện không được hướng dẫn xây dựng đề án và triển khai đề án cải tiến chất lượng.
Qua đánh giá kết quả của việc xây dựng đề án cải tiến chất lượng năm 2018 vẫn còn nhiều đơn vị khoa, phòng chưa nắm rõ, hiểu sâu trong việc lập và thực hiện đề án cải tiến chất lượng như thế nào cho hiệu quả. Bên cạnh đó, tỷ lệ các nguy cơ – rủi ro – sự cố được báo cáo còn thấp so với mong đợi.
Xuất phát từ thực tế trên, ngày 5/12/2018, tại Hội trường A Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, phòng Quản lý chất lượng (QLCL) Bệnh viện đã tiến hành tổ chức buổi Hướng dẫn xây dựng đề án cải tiến chất lượng và báo cáo sự cố.
Tập huấn xây dựng đề án cải tiến chất lượng bệnh viện
Tham dự buổi tập huấn có lãnh đạo các khoa phòng (Trưởng, phó khoa/phòng, điều dưỡng trưởng khoa) và cán bộ phụ trách/mạng lưới quản lý chất lượng của bệnh viện.
Tại buổi tập huấn, báo cáo viên Nguyễn Tuấn Long (phòng QLCL) đã hướng dẫn 02 nội dung cụ thể:
1. Hướng dẫn lập đề án cải tiến chất lượng khoa/phòng
Trước khi xây dựng bất kỳ một kế hoạch cải tiến nào, công việc thiết yếu đầu tiên cần làm là xác định, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề. Một số câu hỏi có thể được sử dụng để đánh giá thực trạng như:
- Chúng ta đang ở vị trí nào so với các phòng, khoa khác trong bệnh viện?
- Các vấn đề tồn tại chủ yếu hiện nay là gì? Vấn đề nào là nghiêm trọng?
- Cái gì là điểm mạnh, điểm yếu?
- Đo lường thực trạng hiện nay bằng cách nào?
- Chúng ta có những nguồn lực gì trong tay để cải tiến v.v.
Hàng loạt câu hỏi có thể được đặt ra để giúp cho việc phân tích thực trạng và xác định các vấn đề tồn tại. Thực trạng được xác định đúng đắn và chi tiết sẽ giúp cho việc xây dựng kế hoạch được tốt và khả thi hơn.
Từ việc xác định thực trạng của khoa/phòng, chúng ta sẽ đưa ra các mục tiêu, giải pháp cũng như đánh giá tính khả thi của giải pháp bằng các công cụ như SWOT, biểu đồ xương cá,…
2. Cập nhật hướng dẫn mới về báo cáo sự cố y khoa
Phòng QLCL đã kịp thời cập nhật dự thảo thông tư của Bộ Y tế về hướng dẫn báo cáo phòng ngừa sự cố y khoa trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, sự cố y khoa (SCYK) sẽ được phân loại theo 3 hình thức:
- Phân loại SCYK theo mức độ ảnh hưởng
- Phân loại SCYK theo tác nhân gây ra sự cố
- Phân loại theo nhóm sự cố
Trong đó, việc phân loại theo nhóm sự cố giúp chúng ta xác định được rất rõ ràng các vấn đề cần phải báo cáo theo từng nhóm/phân nhóm cụ thể. Các vấn đề lâu nay chúng ta thường bỏ qua hoặc không xem là sự cố y khoa thì đến nay đã được quy định rất cụ thể trong văn bản hướng dẫn này.
Ví dụ: Sự cố liên quan đến thiết bị y tế (thiếu thông tin sử dụng, lỗi thiết bị,…); sự cố liên quan đến tài liệu (tài liệu bị lạc hoặc không có sẵn, chậm tiếp cận tài liệu, tài liệu không rõ ràng,…)
- 20/01/2019 09:19 - Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2018 …
- 16/01/2019 20:26 - Cấp cứu kịp thời một trường hợp dị vật thực quản d…
- 09/01/2019 17:44 - Hội nghị tổng kết công tác bệnh viện năm 2018 và h…
- 15/12/2018 13:49 - Cảm xúc nghề Y
- 15/12/2018 13:34 - Cứu sống sản phụ bị ngưng tim khi mổ lấy thai
- 06/12/2018 20:33 - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thăm và làm vi…
- 14/11/2018 18:02 - Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11
- 14/11/2018 17:53 - Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ thuộc diện tỉnh …
- 10/11/2018 11:00 - Báo cáo tự kiểm tra cuối năm 2018 - Bệnh viện Đa k…
- 29/10/2018 11:31 - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam cam kết sử dụng k…