Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

Quy trình điều dưỡng trong tiếp đón người bệnh vào khoa – chuyển khoa – chuyển viện – ra viện tại Khoa Y học nhiệt đới

ĐD Đinh Thị Liên - Khoa YHNĐ

I. Chuẩn bị tiếp nhận người bệnh:

1/ Phải chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác thăm khám, chăm sóc, điều trị luôn sẵn có tại khoa:

- Dụng cụ phục vụ thăm khám: Nhiệt kế, ống nghe, máy đo huyết áp, đè lưỡi, đèn soi họng, đồng tử …

- Trang thiết bị phục vụ chăm sóc, điều trị: Monitor, máy hút đờm dãi, bình oxy và các phụ kiện kèm theo, ống sonde oxy, túi oxy …

- Các loại giấy tờ: phiếu điều trị, theo dõi, chăm sóc , giấy XN….

- Các trang bị hạ tầng: giường nằm, tủ đầu giường, quần áo ,chăn màn,  nhà vệ sinh và các thiết bị vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nước sạch …

2/ Nhân viên y tế luôn thường trực tại khoa.

lay1

II. Tiếp nhận người bệnh vào khoa:

- Nhận bàn giao người bệnh.

- Nhận hồ sơ bệnh án, thuốc, các dụng cụ tư trang khác (nếu có).

- Nhận định tình trạng người bệnh. Tìm hiểu yếu tố dịch tể liên quan đến bệnh hiện tại và dịch bệnh đang lưu hành. Bố trí, đưa người bệnh về buồng bệnh đã chuẩn bị sẵn giường nằm.

- Đo dấu hiệu sinh tồn.

- Mời BS khám bệnh.

- Thực hiện y lệnh thuốc, xét nghiệm. Quan sát, phỏng vấn để biết được các nhu cầu, từ đó lập kế hoạch chăm sóc người bệnh cho phù hợp.

- Hướng dẫn nội quy bệnh viện, giờ khám bệnh, thăm bệnh hằng ngày, nhà vệ sinh.

- Hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe.

- Ghi chép hồ sơ bệnh án: Sau khi thực hiện xong mỗi công việc của mình, điều dưỡng cần phải ghi chép lại những điều cần thiết vào HSBA. 

III. Chuyển khoa

Áp dụng cho các bệnh nhân đã được hội chẩn liên khoa và có chỉ định chuyển đến các khoa liên quan để điều trị tiếp.

- Thông báo và giải thích cho người bệnh và/ hoặc người nhà người bệnh biết về việc chuyển khoa.

- Kiểm tra, hoàn tất hồ sơ bệnh án, chuẩn bị thuốc, vật tư để bàn giao.

- Liên hệ, thông báo trước với khoa chuyển người bệnh đến.

- Giúp NB thu dọn đồ dùng tư trang cá nhân.

- Trường hợp bệnh nặng, nguy kịch, nhân viên y tế đi kèm phải mang theo các phương tiện cấp cứu.

- Bàn giao người bệnh và hồ sơ bệnh án, thuốc, tư trang (nếu có) cho khoa mới.

- Ghi chép ngày, giờ chuyển bệnh đến khoa mới vào hồ sơ bệnh án.

IV.Chuyển viện:

Áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng vượt khả năng điều trị hoặc các bệnh lý cần được điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa và đã được hội chẩn toàn viện có chỉ định chuyển viện. Giấy chuyển viện BGĐ ký.

- Thông báo và giải thích cho người bệnh và/hoặc người nhà người bệnh biết về việc chuyển viện.

- Phải liên hệ trước với bệnh viện đến trừ trường hợp cấp cứu.

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chuyển viện, tóm tắt tình trạng bệnh, kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, quá trình điều trị, tình trạng hiện tại của người bệnh. Giấy chuyển viện do BGĐ ký.

- Giúp NB thu dọn đồ dùng tư trang cá nhân,trường hợp bệnh nặng, nguy kịch phải có nhân viên y tế đi kèm và mang theo các phương tiện cấp cứu.

- Bàn giao người bệnh, hồ sơ chuyển viện cho bệnh viên mới.

- Ghi chép ngày giờ đi,đến,những diễn biến bất thường trong quá trình vận chuyển.

V. Ra viện:

- Thông báo và giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh chuẩn bị các giấy tờ thủ tục cần thiết.

- Giúp người bệnh thu dọn đồ dùng tư trang cá nhân.

- Thu hồi lại quần áo, đồ dùng cho bệnh viện.

- Hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà người bệnh thanh toán viện phí.

- Hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ ngoại trú ,khám định kỳ (nếu có).

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, chế độ ăn uống , sinh hoạt, luyện tập, phòng bệnh ….

- Khảo sát sự hài lòng NB khi ra viện.

- Thông báo cho hộ lý biết để vệ sinh khử khuẩn buồng bệnh.

- Chuẩn bị giường bệnh buồng bệnh để sẵn sàng đón tiếp bệnh mới.

- Hoàn tất hồ sơ bệnh án nộp về phòng kế hoạch tổng kết.                                         


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: