Ths Phan Thị Hồng Ngọc - Khoa Sản
1. Đặt vấn đề
Ông cha ta ngày xưa có câu “Mẹ tròn, con vuông” để mong muốn tất cả các phụ nữ có thai đều kết thúc thai kỳ bình thường. Sẩy thai (ST) thật sự là một sang chấn tâm lý về thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
ST khi thai nhi bị tống xuất khỏi buồng tử cung trước 22 tuần. Trong trường hợp không thể xác định rõ ràng được tuổi thai thì có thể gọi là sẩy thai nếu cân nặng thai nhi dưới 500 gram. Gọi là Sẩy thai liên tiếp (STLT) khi sẩy thai 2 lần liên tục trở lên ( ACOG,2002, ASRM,2008) hoặc ≥ 3 lần (Cunningham 2010)
Thai kỳ được xác nhận bằng siêu âm, hay mô học và không bao gồm TNTC, thai trứng, thai sinh hóa. Nguy cơ thay đổi tùy theo số lần sẩy thai, đã từng sinh con còn sống và có con bị dị tật hay không.
2. Nguyên nhân sẩy thai liên tiếp
Theo hiểu biêt hiện nay, các yếu tố liên quan đến STLT bao gồm Bất thường nhiễm sắc thể ( số lượng và cấu trúc ), rối loạn nội tiết ( suy pha hoàng thể, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường, nồng độ androgen cao, tăng prolactin máu, hội chứng buồng trứng đa nang, tăng corticoid…), yếu tố miễn dịch ( bất thường miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào như STLT liên quan đến yếu tố tự miễn trong đó kháng thể kháng phospholipid và kháng thể kháng nhân, yếu tố dị miễn, tế bào diệt tự nhiên, cytokines, kháng nguyên kháng bạch cầu người), bất thường giải phẫu ( dị dạng tử cung, hở eo tử cung, u xơ tử cung,dính buồng tử cung..) nhiễm trùng và các yếu tố khác như tuổi mẹ, hút thuốc lá, nghiện café, nghiện rượu, dùng thuốc chống trầm cảm.
3. Khả năng dự phòng sẩy thai liên tiếp
Tiên lượng và phòng sẩy thai cho lần có thai sau tùy thuộc vào nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp.
- Với thiếu hụt nội tiết: chủ động bổ sung nội tiết ngay khi người bệnh có thai.
- Với hở eo tử cung: khâu vòng cổ tử cung chủ động ở lần có thai sau.
- Khi mẹ bị hội chứng kháng PhosphoLipid: dùng aspirin liều thấp trước khi có thai, dùng thuốc chống đông khi người bệnh có thai.
- Chủ động điều trị các bệnh lý toàn thân của mẹ (nếu có).
- Với nguyên nhân bố hoặc mẹ bị rối loạn nhiễm sắc thể: tiên lượng để đẻ được con bình thường rất khó khăn, nên tư vấn về di truyền xem có nên có thai nữa không.
- Điều trị hội chứng kháng phospolipid theo phác đồ.
* Khuyến cáo sử dụng thuốc:
- Acid Folic 400 µg/ ngày cho các bà mẹ chuẩn bị mang thai trước đó 1 tháng và ít nhất 3 tháng đầu thai kỳ, có thể dùng viên sắt phối hợp acid folic trong cả thai kỳ và 1 tháng sau sinh.
- Progesterone có vai trò trong ngăn ngừa sẩy thai liến tiếp, đường âm đạo là đường sử dụng tốt nhất, liều thường dùng 200-400mg/ ngày khi có dấu hiệu thụ thai cho đến tuần lễ thứ 20.
- 16/08/2015 19:04 - Vai trò của nhũ ảnh trong tầm soát ung thư vú
- 27/07/2015 08:24 - Warfarin ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo kèm rung n…
- 09/07/2015 20:10 - Thiếu máu cục bộ cơ tim im lặng ở bệnh nhân đái th…
- 18/06/2015 20:53 - Sử dụng chẹn beta trên bệnh nhân nặng: từ sinh lý …
- 16/06/2015 11:51 - Cập nhật chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ
- 08/06/2015 21:57 - Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh đô…
- 04/06/2015 16:46 - Thái độ xử trí trong chấn thương và vết thương đ…
- 03/06/2015 16:46 - Khuyến cáo thực hành lâm sàng của FIGO về sử dụng …
- 02/06/2015 19:28 - Bệnh web thực quản: chẩn đoán và điều trị
- 29/05/2015 14:50 - Động kinh trong chấn thương sọ não